Phương pháp tính toán làm sáo .
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Phương pháp tính toán làm sáo .
#31
Bạn KTS_CHUYEN và các bạn thân mến !
Mong các bạn cùng với Lê Hữu Hùng thử nghiệm một thí nghiệm vui sau đây về Đường cơ sở. Với tinh thần cùng nhau học hỏi kinh nghiệm nhé, thí nghiệm vui thôi nhưng hoàn toàn trên cơ sở khoa học. Bạn nào thích thì tham gia thí nghiệm cùng với Hùng.

1. Ta kiếm một ống nhựa, khoét lỗ thổi. Chế nút chặn.
2. Đặt nút chặn ở cách mép cuối ống sáo là 316mm (Ba trăm mười sáu mi li mét). Ta ví dụ thôi. Ta thổi ra 1 tần số là A (Hz). Giờ ta quy ước cái A này sẽ là nốt La nhé. (Quy ước thôi).
3. Ta mở lại trang trước ta thấy có hệ số n = 0,5 mũ 1/12 đó. Đó chính là hệ số của bán âm trong âm nhạc.
Hệ số này bằng: 0.943874312681694
Hoặc bạn nào làm việc quen với Excel thì đặt công thức
=POWER(0.5,1/12) cũng ra hệ số này đó.
Giờ ta nhân L = 310mm với hệ số này, được bao nhiêu ta lại nhân với hệ số n, được bao nhiêu ta lại nhân với hệ số n, làm như thế mãi ta được dãy số chiều dài ống sáo như sau:
316 (chiều dài ống sáo ban đầu)
316
298.2642828
281.5239949
265.7232672
250.8093662
236.7325181
223.4457429
210.904697
199.0675259
187.8947242
177.3490036
167.3951689
158
149.1321414
140.7619975
132.8616336
125.4046831
118.3662591
111.7228714
105.4523485
99.53376294
93.94736209
88.67450182
83.69758445
79
74.5660707
70.38099873
Giờ các bạn cắt cụt ống sáo đi tại các vị trí trên ( Ta cũng đo từ nút chặn ra nhé) và dùng máy đo tần số xem tại các vị trí ta cắt cụt ống sáo đi thì sáo của ta sẽ kêu ra quãng mấy so với tần số ban đầu. Ta cắt lung tung khoảng cách 1 bán âm, 1 quãng hai trưởng, 1 quãng ba thứ, 1 quãng 4, 1 quãng 5 ..v...v... tuỳ các bạn để cho ra kết quả khách quan.
(Nếu bạn nào rành về AutoCAD các bạn sẽ copy số liệu qua rồi cho máy họ vẽ các đoạn thẳng song song theo số liệu trên, in ra giấy rồi dán vào ống sáo rồi hãy cắt theo đường cơ sở này nhé).
Ta cắt từ phía cuối ống sáo lại phía miệng lỗ thổi để thí nghiệm.
Cả nhà ta cùng thống nhất là lấy chiều dài ban đầu là 316mm để thí nghiệm nhé, cho dễ so sánh.
Mình cần sự hồi âm của các bạn quan tâm. Mình sẽ post tiếp phần 2 khi có kết quả thí nghiệm vui này của các bạn nhé.
Phần 2 của mình sẽ ĐÚNG khi phần 1 của mình được các bạn công nhận là ĐÚNG.
Mình muốn chúng ta cụ thể, tỉ mỉ xem xét thảo luận để cho kết luận đúng về Đường cơ sở trên ống sáo thẳng đều đã.
Rất mong nhận được sự phản biện và hợp tác của các bạn.
Lê Hữu Hùng.




Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#32
Hãy xem qua Ocarina đi rồi biết cách tính của bạn có đúng không đối với các lỗ bấm khoét với đường kính đều nhau, khoảng cách sẽ không rãy điều như bạn nghĩ đâu và cũng không giảm dần về phía huyệt thổi mà nó sẽ giảm dần về chỗ có độ phình nhiều nhất(nếu lỗ thổi ở chớp đầu). Hãy thử làm nó trên quả bầu hoặc sọ dừa hình bầu dục.

Và hãy thử trên ống trúc còn mắt được khoét thông bằng 1/4 (hoặc nhỏ hơn) so với lòng ống, quan trong không được bịch kính từ sau lỗ thứ 6.

VD: Đây là cây sáo:
----------O-------1----2----3--|--4----5------6----------

Vị trí giữa số 3 và số 4 là mắt trúc được đục thông có đường kính bằng 1/4 (hoặc nhỏ hơn) so với lòng ống. Bạn thử thổi tăng lên 1 bát độ âm cho các lỗ 4, 5, 6 xem âm còn chuẩn không nhé.

Bạn Lê Hữu Hùng à, mình chỉ đồng ý với bạn về phần tính thể tích lượng không khí bên trong lòng để tạo ra các âm thanh có tần số khác nhau, về các điểm trên bạn khẳng định đúng hoàn toàn mình e là không ổn đâu.
#33
Bạn tmphong ơi, ta đang xác định trên ống nhựa mà. Trong trường hợp này ống thẳng đều và tiết diện nút chặn to bằng tiết diện cuối ống mà.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#34
(03-16-2012, 04:54 PM)lehuuhung Đã viết: Mình có tính ra một công thức làm sáo chuẩn. Rất chuẩn. Cách tính của mình không dựa vào các hệ số thực nghiệm như các tài liệu tìm thấy trên NET, cách này do mình nghĩ ra thôi. Tại vì mình thấy cách nhà bác học Lê Quý Đôn có cân trọng lượng 1 voi thành công. Hơn nữa mình xác định được thể tích của 1 củ khoai. Từ 2 điều này mình đã tính ra được cách khoét sáo rất chính xác.
Như vậy đã giải mã được cây kèn bóp, kèn saranai, kèn sacxophone, compet, flut tây phương đều áp dụng cách tính này.
Cách của mình làm khác với tài liệu của thầy Trịnh Tuấn và mình không áp dụng định luật Becnuli. Và mình cũng không quan tâm tới việc lỗ này cách lỗ kia là khoảng cách bao nhiêu mm mà mình làm bài toán ngược là : Để có tần số mới so với tần số gốc là bao nhiêu quãng ta sẽ khoét như thế nào. Thậm chí có thể khoét theo thang âm 7 bậc chia đều cũng được.
Phương pháp của mình sẽ rất tốt với các bạn khoét sáo đấy.
- Ta có thể mở lỗ với bất kỳ hình nào bạn muốn khoét như hình con chim bay, hình con trâu, hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình gì đó mà ta tưởng tượng ra.
- Có thể chỉnh sửa các lỗ của tiêu, sáo đã thành sản phẩm
- áp dụng được với các đường kính không đều như Trúc, giang, nứa..v...v..
- Có thể thiết kế, làm những cây sáo hình thù đa dạng như tẩu thuốc, hình chữ nhật, hình vuông, hoặc khoằm khoèo như kèn saxophone ..quả bầu, hay bất kỳ hình thù gì cũng được. Miễn là thổi ra âm thanh mang tính nhạc.
Nhân đây mình có 2 câu hỏi để cả nhà chúng ta cùng suy luận. Bạn nào giải được thì bạn đó sẽ hiểu về cấu tạo của các nhạc cụ bộ hơi nói chung đấy.
Bài toán:
Mình có 1 cốc nước hình trụ, ( hoặc hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình tam giác). Mình đổ 100cm3 nước vào đó. Mình lấy que mình gõ vào thành cốc (phần không khí). Mình đo được 1 tần số bất kỳ. Mình gọi đó là tần số A chẳng hạn.
Câu hỏi của mình là:
Câu hỏi 1: Ta gõ vào vị trí vừa rồi âm thanh sẽ kêu trầm đi 1 quãng 5 so với tần số A thì ta sẽ phải bớt ra bao nhiêu cm3 nước ?
Câu hỏi 2: Ta gõ vào vị trí vừa rồi âm thanh sẽ kêu cao hơn 1 quãng 4 so với tần số A thì ta sẽ phải thêm vào bao nhiêu cm3 nước ?

Nói vậy bài viết này của bạn chỉ để ... thôi à? Làm sáo trên ống thẳng đều thì làm theo cách của chủ topic là chuẩn 100% rồi, đơn giản mọi người đọc vào ai cũng thấy dễ hiểu.

Nói thêm các phương pháp tính ra hệ số n của bạn trong các bài viết trên đem so với Định luật Becnuli thì bạn nên xem lại.

Hơn nữa, nếu bạn muốn mọi người hiểu được phương pháp của bạn hãy chững minh cho mọi người thấy đi, đừng giải thích lòng vòng trong khi chưa có một kết quả thực nghiệm nào cụ thể để chứng minh cho điều bạn nói là đúng.
#35
Cảm ơn sự phản biện của các bạn. Mình không phải là người khoét sáo và thổi được sáo, mới tập thổi thôi. Mình đã mua ống nhựa và ống thuỷ tinh rồi, dụng cụ còn thiếu một chút, mình sẽ thực nghiệm và đăng lên cho các bạn thẩm định. Mình thực nghiệm trên ống dài ngắn khác nhau và to nhỏ khác nhau. Công việc cũng lu bù quá. Hôm vừa rồi mình đi công tác Hà Nội ghé vào phố Phương Mai và mua được 1 ống thuỷ tinh rồi. Nhất định mình sẽ thực nghiệm phương pháp này. Còn phần xác định lỗ khoét cho sáo có tiết diện không đều mình sẽ đăng lên sau.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#36
Bạn thực nghiệm đi , bạn sẽ thấy thực tế không như những gì bạn đang nghĩ . Nếu đơn giản như bạn nghĩ thì người Tây đâu cần mất mấy trăm năm để cải tiên cây Flute ?
Cung cấp các loại tiêu sáo , ukulele , tuner lên dây đàn , tuner dùng để làm sáo ...
Liên hệ qua yahoo : nguyenducchuyen1603 ___ hoặc Yahoo : macthenhan 1603 ___ Hoặc đt : 0909576322
Hoặc Shop ukulele : http://hocdan.com/vbb8/showthread.php?t=21571

#37
(03-20-2012, 08:44 AM)tmphong Đã viết:
(03-16-2012, 04:54 PM)lehuuhung Đã viết: Mình có tính ra một công thức làm sáo chuẩn. Rất chuẩn. Cách tính của mình không dựa vào các hệ số thực nghiệm như các tài liệu tìm thấy trên NET, cách này do mình nghĩ ra thôi. Tại vì mình thấy cách nhà bác học Lê Quý Đôn có cân trọng lượng 1 voi thành công. Hơn nữa mình xác định được thể tích của 1 củ khoai. Từ 2 điều này mình đã tính ra được cách khoét sáo rất chính xác.
Như vậy đã giải mã được cây kèn bóp, kèn saranai, kèn sacxophone, compet, flut tây phương đều áp dụng cách tính này.
Cách của mình làm khác với tài liệu của thầy Trịnh Tuấn và mình không áp dụng định luật Becnuli. Và mình cũng không quan tâm tới việc lỗ này cách lỗ kia là khoảng cách bao nhiêu mm mà mình làm bài toán ngược là : Để có tần số mới so với tần số gốc là bao nhiêu quãng ta sẽ khoét như thế nào. Thậm chí có thể khoét theo thang âm 7 bậc chia đều cũng được.
Phương pháp của mình sẽ rất tốt với các bạn khoét sáo đấy.
- Ta có thể mở lỗ với bất kỳ hình nào bạn muốn khoét như hình con chim bay, hình con trâu, hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình gì đó mà ta tưởng tượng ra.
- Có thể chỉnh sửa các lỗ của tiêu, sáo đã thành sản phẩm
- áp dụng được với các đường kính không đều như Trúc, giang, nứa..v...v..
- Có thể thiết kế, làm những cây sáo hình thù đa dạng như tẩu thuốc, hình chữ nhật, hình vuông, hoặc khoằm khoèo như kèn saxophone ..quả bầu, hay bất kỳ hình thù gì cũng được. Miễn là thổi ra âm thanh mang tính nhạc.
Nhân đây mình có 2 câu hỏi để cả nhà chúng ta cùng suy luận. Bạn nào giải được thì bạn đó sẽ hiểu về cấu tạo của các nhạc cụ bộ hơi nói chung đấy.
Bài toán:
Mình có 1 cốc nước hình trụ, ( hoặc hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình tam giác). Mình đổ 100cm3 nước vào đó. Mình lấy que mình gõ vào thành cốc (phần không khí). Mình đo được 1 tần số bất kỳ. Mình gọi đó là tần số A chẳng hạn.
Câu hỏi của mình là:
Câu hỏi 1: Ta gõ vào vị trí vừa rồi âm thanh sẽ kêu trầm đi 1 quãng 5 so với tần số A thì ta sẽ phải bớt ra bao nhiêu cm3 nước ?
Câu hỏi 2: Ta gõ vào vị trí vừa rồi âm thanh sẽ kêu cao hơn 1 quãng 4 so với tần số A thì ta sẽ phải thêm vào bao nhiêu cm3 nước ?

Nói vậy bài viết này của bạn chỉ để ... thôi à? Làm sáo trên ống thẳng đều thì làm theo cách của chủ topic là chuẩn 100% rồi, đơn giản mọi người đọc vào ai cũng thấy dễ hiểu.

Nói thêm các phương pháp tính ra hệ số n của bạn trong các bài viết trên đem so với Định luật Becnuli thì bạn nên xem lại.

Hơn nữa, nếu bạn muốn mọi người hiểu được phương pháp của bạn hãy chững minh cho mọi người thấy đi, đừng giải thích lòng vòng trong khi chưa có một kết quả thực nghiệm nào cụ thể để chứng minh cho điều bạn nói là đúng.
Chúc bạn sớm thành công để nhân loại sẽ có 1 công thức làm nhạc cụ dễ dàng như 1+1=2. Lúc đó bạn sẽ là 1 bác học vĩ đại lắm đấy. Ủng hộ bạn.
(03-17-2012, 05:57 PM)lehuuhung Đã viết: Bạn ơi, công thức của mình chủ yếu căn cứ vào sự suy giảm áp lực của cột không khí, bù trừ qua các lỗ đã mở để ra lỗ mới. Hoặc làm ngược lại cũng được là ta khoét từ bất kỳ nốt nhạc nào ta muốn, không nhất thiết phải khoét từ cuối ống sáo lên phía lỗ thổi. Mình đã chứng minh được ta khoét đến 1 khoảng cách nào đó thì lượng không khí sẽ thoát ra qua 1 số lỗ và chui vào sáo qua 1 số lỗ. Ta bù trừ áp lực của các lỗ cho nhau để xác định khoảng cách dự kiến khoét lỗ mới theo tần số ta cần. Mình không áp dụng với việc chế tạo đàn T'rưng vì vừa đo âm, vừa gọt dần cái cây tròn , vừa gõ thử kiểm tra thì lâu lắm, lỡ tay gọt quá đi nó cao lên thì mất công lắm.
Còn việc mình phản biện lại việc áp dụng định luật Becnuli vào việc khoét sáo bởi lẽ định luật này rất đúng khi xác định:
- Công suất máy bơm, công suất quạt thông gió....
- Tiết diện ống (nước, khí...v..v..) khi xây nhà để có nhà tắm với áp lực cao
- Thời gian truyền dịch cho bệnh nhân, để ta là bác sĩ có thể biết bao nhiêu lâu thì truyền hết 1 chai dịch ta vào thay là vừa.
- Định luật này rất hữu ích trong các công trình nghiên cứu khoa học và dân dụng nữa
Nhưng định luật này không chỉ cho ta việc ta khoét sáo được. Vì ông Becnuli không chỉ cho chúng ta vị trí của bán cung, nguyên cung, của các quãng trong âm nhạc. Còn việc nhân với vận tốc âm thanh thì lại quá vô lý nữa. Không lẽ ta ngồi ở trong tủ lạnh hoặc Nam Cực lại thổi sáo ra cái cao độ âm thanh khác với việc ta ngồi cạnh lò sưởi hoặc sa mạc Saharra ?
Công thức của mình rất quan tâm đến sự bù trừ áp lực, không quan tâm đến khoảng cách giữa các lỗ ta khoét là bao nhiêu, tiết diện thế nào.
Mình đã thực nghiệm thành công. Mình rất cần sự hợp tác của các bạn đã khoét sáo .
Ta thực nghiệm trên thanh nhôm ( vuông, chữ nhật) thanh nhựa, thanh thuỷ tinh các bạn nhé.
Còn trên Bầu, Bí, Trúc, Giang, Nứa, Tre...v..v... đại khái là có tiết diện lòng ống không đều thì các bạn phải xác định được thể tích của 1 củ khoai trước đã. Hoặc giải bài toán cốc nước trên đây với cái ly loe miệng ( loại uống rượu Vang, hoặc loại phình bụng ( loại uống rượu mạnh) là ta sẽ giải quyết được Huyên và Sáo Trúc...v..v...
Rất mong sự hợp tác của các bạn .
Lê Hữu Hùng

Tôi nghĩ định luật của những nhà khoa học được người đời dùng vào những ứng dụng khác nhau. Ông Becnuli có chơi sáo đâu mà chỉ cho ta bán cung hay nguyên cung?
#38
@lehuhung:
nói chung lại là lý thiết ko bằng thực nghiệm, bác tìm 1 cao thủ rồi giải thích cho người ta nghe phương pháp của bác, nhờ làm thử trên ống trúc roài test thử cho anh em nghe sẽ biết nó đúng hay ko thôi, cao thủ ở đâu mà chẳng có, từ Bắc vô Nam và em chắc chắn mọi ngời sẽ nhiệt tình giúp đỡ bác níu có thể tìm ra một cách làm sáo vừa nhanh vừa dễ như bác nói, chứ ngồi đây nói suông chả được cái gì cả!
#39
Nói tóm lại, các lý thuyết của anh LeHuuHung chứng minh rõ rằng:

- về thực nghiệm anh ấy không phải người thường hay khoét, chế tạo tiêu, sáo.
- về lý thuyết thì anh ấy thiếu hẳn các nghiên cứu về lý thuyết tạo sóng âm trong các nhạc cụ bộ khí, anh Hung nên xem thêm trang này để có cái nhìn bao quát hơn về nhạc cụ bộ khí, cái này phương tây nó nghiên cứu ra lâu rồi, anh em mình ngồi ở đây tranh luận đến 4 trang thật là mất thời gian lắm, nào cùng nhau tham khảo trang này nhé :
http://www.phys.unsw.edu.au/music/flute/
Đẳng cấp là cái chi chi
Cũng chỉ một mớ tử thi bấy nhầy......

                          Zeroman Vo Quan
#40
[Hình: tinhlodinham.jpg]

Xin gửi tặng các bạn đam mê Tiêu Sáo Khèn Kèn công thức tính lỗ định âm trên cây sáo thẳng, tiết diện đều, chiều dày không thay đổi, 2 đầu sáo to bằng nhau

Công thức như sau:

Lđâ = LcsA - (LcsA x n mũ y ) - Ss /ds - (Ss - Sl )/ds +dl

Trong đó:
Lđâ: Là chiều dài tính từ mép cuối ống sáo đến tâm lỗ định âm.
LcsA: Chiều dài của ống sáo được xác định từ mép lỗ thổi đến mép cuối ống sáo (Các bạn xem hình 1 nhé)
n: Hệ số biến đổi tần số 1 bán âm trong bảng tần số Âm nhạc.
( n = 0,5 mũ 1phần 12 )
n = 0.943874312681694
y: Là số bán âm cao hơn so với tần số gốc của ống sáo. Ví dụ như ống sáo ta đang kêu là A , ta muốn định âm là C thì y = 3, định âm là Bb thì y = 1, định âm là D thì y = 5, định âm là E thì y = 7, định âm là F# thì y = 9... v..v...

(LcsA x n mũ y ): Là ta xác định khoảng rút ngắn ống sáo lại theo các bán âm. Nếu ta cắt rời cây sáo của ta ra ở những vị trí này thì ta thổi sẽ có những âm tương ứng với y từ tần số gốc. Các bạn xem hình 2 : Mình xác định chiều dài cơ sở của nốt Đô, số mũ y = 3 ).

Ss: Mình ký hiệu là tiết diện ống sáo (mm2)
ds: Đường kính trong lòng ống (mm)
Ss /ds: Giá trị này cho biết ta sẽ không cắt cụt cây sáo tại vị trí đường cơ sở mà ta dịch về phía lỗ thổi một khoảng sao cho khi ta khoét ra 1 cái lỗ to bằng tiết diện trong của ống sáo thì anh ta sẽ kêu ra là Đô. (Các bạn xem hình 3 nhé).

(Ss - Sl )/ds
Ss: Các bạn biết rồi là mình ký hiệu cho tiết diện ống sáo (mm2)
Sl: Tiết diện lỗ định âm ta chuẩn bị khoét (mm2)
ds: Đường kính trong của ống sáo
Ss - Sl : tính ra diện tích hình vành khăn (Nếu tiết diện trong lòng sáo là hình tròn và lỗ định âm ta khoét là hình tròn), còn sẽ chẳng là hình gì cả nếu ta khoét lỗ định âm khác hình tròn. Ở đây ta chỉ quan tâm đến tiết diện thôi nhé.
(Ss - Sl )/ds: Xác định chiều dài dịch đường cơ sở Đô về phía lỗ thổi sao cho ta khoét 1 cái lỗ định âm có tiết diện là Sl kia thì anh ta sẽ kêu là Đô. Các bạn xem hình số 4 nhé.
Cuối cùng là xác định tâm thì các bạn cộng với bán kính của lỗ định âm (mình ký hiệu là dl)để xác định vị trí tâm lỗ tính từ mép cuối ống sáo về . Các bạn xem hình 5 nhé.

Xin lưu ý là:
1. Với cây sáo không khoét lỗ định âm thì đây là công thức tính cho lỗ bấm đầu tiên tính từ cuối ống sáo.

Xin sửa lại nội dung bài viết:
Lđâ = Ls - (Ls - (Ss/ds) - (Sl/ds)) x n mũ y ) + dl/2
Nội dung là: Ta trừ hết đi tổng S rồi mới nhân với hệ số giữa tần số gốc và tần số định âm.
Xin thay lại mô hình dưới đây, xin thành thật cáo lỗi cùng các bạn.

[Hình: tinhlodinham-1.jpg]









Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Những câu hỏi định tính trong làm tiêu sáo BaGaiLeeLỳ 10 32,816 08-28-2014, 08:50 PM
Bài mới nhất: vinhnguyen
  [hỏi] cách làm sáo bằng ống nhựa ( nhà nghèo, không có tuner E, không máy tính) buitrungthien 15 56,389 11-27-2012, 03:03 AM
Bài mới nhất: dhnguyen89
  Giúp mình cây sáo thủy tinh DangHocThoiSao 18 51,418 02-24-2012, 12:00 PM
Bài mới nhất: dinh94

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 10 khách