Phương pháp tính toán làm sáo .
Xin chào quý khách! Đăng nhập Đăng kí

Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Phương pháp tính toán làm sáo .
#21
Nếu như làm trên tiêu , trên sáo . Mình chả cần phải dùng công thức của bạn vẫn có thể đục 8 lỗ trên cây tiêu cung 1 lúc trúng ngay phốc . Cần gì phức tạp thế ?
Cung cấp các loại tiêu sáo , ukulele , tuner lên dây đàn , tuner dùng để làm sáo ...
Liên hệ qua yahoo : nguyenducchuyen1603 ___ hoặc Yahoo : macthenhan 1603 ___ Hoặc đt : 0909576322
Hoặc Shop ukulele : http://hocdan.com/vbb8/showthread.php?t=21571

#22
Thật ra công thức của mình rất chính xác và cực kỳ đơn giản. Áp dụng với mọi chiều dài và tiết diện khoằm khoèo hình thù kỳ quái cũng được mà. Ví dụ như với 1 củ khoai hay quả dưa leo, 1 cuộn dây ống nước dài khoảng hơn 30m quấn quanh người, hay một cây sáo trúc có độ dài từ Đà Nẵng vào Sài Gòn..v..v.. Do cách diễn đạt của mình nó lủng củng thôi. Có thể phương pháp tư duy của chúng ta khác nhau thôi.
Rất có thể khi Hùng diễn giải xong công thức này chúng ta sẽ có 1 cách nhìn mới về Tiêu Sáo nữa đấy. Ví dụ như trường hợp mà ta muốn tiết diện mở lỗ khác nhau, rồi liên kết các ống sáo thành hình thù gì đó ta tưởng tượng ra cho 2 3 người cùng thổi, hoặc 2 tay để 2 bên lỗ thổi ở khu vực giữa, hoặc
thiết kế thêm hệ thống mở lỗ như saxophone, hoặc thay đổi kỹ thuật bấm của Sáo Trúc như là mở lỗ không theo tuần tự Đồ Rê Mi Fa Son La Si mà mở Rê bịt Đồ mới ra Rê, mở Son bịt Đồ mới ra nốt Son. Ví dụ vậy thôi.
Do chúng ta đang trao đổi về học thuật, về phương pháp tính toán nên Hùng đưa tỉ mỉ chi tiết cách tính của Hùng. Còn về kỹ năng thực nghiệm thì Hùng còn nhiều hạn chế.
Mình biết thay đổi 1 tư duy về 1 cách làm 1 cách nghĩ về Tiêu Sáo là 1 vấn đề lớn, nên Hùng cũng muốn thử sức xem sao.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#23
Bạn làm thử những hình hài bạn nói chưa ? Có thì đưa mọi người test thử xem sao ? Thấy nói mà chả thấy kết quả đâu hết . Làm mọi người khó tin . Lý thuyết mà chưa có thực nghiệm chứng minh thì xem ra ...
Cung cấp các loại tiêu sáo , ukulele , tuner lên dây đàn , tuner dùng để làm sáo ...
Liên hệ qua yahoo : nguyenducchuyen1603 ___ hoặc Yahoo : macthenhan 1603 ___ Hoặc đt : 0909576322
Hoặc Shop ukulele : http://hocdan.com/vbb8/showthread.php?t=21571

#24
XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG CƠ SỞ TRÊN THÂN SÁO THẲNG, TIẾT DIỆN ĐỀU
(tiếp theo)
Như trên đã nói, khái niệm đường cơ sở nó rất rộng, đây là một khái niệm ảo. Có thể là mực nước trong 1 cái ly, có thể là thể tích khí trong bụng cái Huyên, có thể là ngăn phím đàn, có thể là vị trí ngón tay ta bấm dây đàn Nhị....v..v...
Giờ chúng ta đã biết công thức tăng giảm bán cung và nguyên cung rồi. Với 1 cây sáo cụ thể chúng ta lại biết chiều dài anh ta là L (mm) nữa.
Ta làm sao đó để có được 1 cái L (mm) , ta thổi kêu ra 1 tần số là La . Như là ta xê dịch cái nút, hoặc ta cắt , mài gọt phần cuối ống sáo v.v...việc đó các bạn làm nhé.
Ví dụ có L = 312,84mm. Ta làm bài tập xác định đường cơ sở như sau.
Ta lần lượt nhân L với hệ số n , ta gọi là hệ số của bán cung
kết quả (Tính cả L ban đầu là 312,84mm) ta có 24 đường cơ sở tượng trưng cho 2 quãng 8 như sau :

312,84
295,281639979341
278,708754983024
263,066034547972
248,301272548866
234,365192965051
221,211285426400
208,795649989277
197,076850624556
186,015776928726
175,575513596552
165,721217219681
156,42
147,640819989671
139,354377491512
131,533017273986
124,150636274433
117,182596482525
110,605642713200
104,397824994638
98,538425312278
93,007888464363
87,787756798276
82,860608609841
78,21


Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#25
Bạn KTS_CHUYEN thân mến, rất cảm ơn những sự phản biện của bạn về phương pháp này. Mình xin đăng lên đây một số minh chứng về Đường cơ sở áp dụng cho các nhạc cụ mà mình đã nghiên cứu qua nhé. Bạn bè trên mạng và bạn bè xung quanh mình đã thực nghiệm giúp mình theo phương pháp này rất chính xác rồi.
Phần tính toán cho đàn Sến, đàn Guitar, đàn Tỳ bà ở đây:
http://www.conhacvietnam.com/diendan/vie...95&start=0
Cho nên mình khẳng định ta áp dụng định luật Becnuli vào việc chế tạo nhạc cụ bộ hơi là hoàn toàn sai lầm. Như mình đã trao đổi ở trên, thì cái Đường cơ sở là một đại lượng ảo, có thật trên các loại đàn có ngăn phím, không có thật trên các loại đàn không ngăn phím và nhạc cụ bộ hơi. Ta xác định được chúng thì ta muốn khoét sáo ra tần số nào cũng được. Sang phần 2 là phần bù trừ áp lực qua sự mở bịt các lỗ sẽ rõ ràng điều này hơn.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#26
Mọi người cứ to tát áp dụng nhiều lý thuyết khoa học vào, trên thực tế chỉ cần nắm căn bản về cách chọn trúc, kích thước và khoảng cách các lỗ sau đó cứ thế mà khoan.

Khoan xong điều chỉnh lại bằng máy đo hoặc cảm âm thế là xong.

Làm vài lần đúc rút kinh nghiệm truyền lại cho con cháu là thành bí kíp.

Cứ phức tạp hóa vấn đề lên giống như các nhà khoa học sau vài năm nghiên cứu tìm ra thuốc tiêu diệt muỗi bằng cách bắt con muỗi vặt đầu và bôi thuốc vào thì muỗi sẽ chết.

Việc càng phức tạp nhưng được giải quyết bằng những cách đơn giản sẽ khiến người ta khâm phục hơn là việc vận dụng lý thuyết, lý giải ... nghe chỉ đau đầu mà hiệu quả thì không có.

#27
(03-19-2012, 08:19 AM)lehuuhung Đã viết: Bạn KTS_CHUYEN thân mến, rất cảm ơn những sự phản biện của bạn về phương pháp này. Mình xin đăng lên đây một số minh chứng về Đường cơ sở áp dụng cho các nhạc cụ mà mình đã nghiên cứu qua nhé. Bạn bè trên mạng và bạn bè xung quanh mình đã thực nghiệm giúp mình theo phương pháp này rất chính xác rồi.
Phần tính toán cho đàn Sến, đàn Guitar, đàn Tỳ bà ở đây:
http://www.conhacvietnam.com/diendan/vie...95&start=0
Cho nên mình khẳng định ta áp dụng định luật Becnuli vào việc chế tạo nhạc cụ bộ hơi là hoàn toàn sai lầm. Như mình đã trao đổi ở trên, thì cái Đường cơ sở là một đại lượng ảo, có thật trên các loại đàn có ngăn phím, không có thật trên các loại đàn không ngăn phím và nhạc cụ bộ hơi. Ta xác định được chúng thì ta muốn khoét sáo ra tần số nào cũng được. Sang phần 2 là phần bù trừ áp lực qua sự mở bịt các lỗ sẽ rõ ràng điều này hơn.

Mình thấy bạn chưa chứng mình được gì hết . Mà nổ là chủ yếu . Bạn chụp hình cây sáo bạn làm từ củ khoai cho mình xem rồi thổi cho mình nghe 1 bài đi rồi mình tin . Dạo trước trên đam san có nhiều người nổ kêu làm tiêu bằng bột mì mà tui đợi mòn mỏi hơn 2 năm rồi hổng thấy kết quả đâu hết . Có làm được thì nói còn hông thì ...
(03-19-2012, 09:20 AM)aviaiva Đã viết: Mọi người cứ to tát áp dụng nhiều lý thuyết khoa học vào, trên thực tế chỉ cần nắm căn bản về cách chọn trúc, kích thước và khoảng cách các lỗ sau đó cứ thế mà khoan.

Khoan xong điều chỉnh lại bằng máy đo hoặc cảm âm thế là xong.

Làm vài lần đúc rút kinh nghiệm truyền lại cho con cháu là thành bí kíp.

Cứ phức tạp hóa vấn đề lên giống như các nhà khoa học sau vài năm nghiên cứu tìm ra thuốc tiêu diệt muỗi bằng cách bắt con muỗi vặt đầu và bôi thuốc vào thì muỗi sẽ chết.

Việc càng phức tạp nhưng được giải quyết bằng những cách đơn giản sẽ khiến người ta khâm phục hơn là việc vận dụng lý thuyết, lý giải ... nghe chỉ đau đầu mà hiệu quả thì không có.

Mình ngưỡng mộ tư tưởng của bạn này nhất . Cứ đơn giản mọi việc đến mức có thể là tốt nhất . Bặt đầu làm sáo thì tốt nhất làm theo sáo mẫu là ok ... sau đó làm nhiều sẽ biết được nhiều thứ sau . Đơn giản như thế đó đừng cố ngồi vò đầu bóp tráng nhăn mặt nhăn mày chi cho nó tổn thọ . hix
Cung cấp các loại tiêu sáo , ukulele , tuner lên dây đàn , tuner dùng để làm sáo ...
Liên hệ qua yahoo : nguyenducchuyen1603 ___ hoặc Yahoo : macthenhan 1603 ___ Hoặc đt : 0909576322
Hoặc Shop ukulele : http://hocdan.com/vbb8/showthread.php?t=21571

#28
Nếu có thể để mình trình bày hết nội dung công thức tính toán của mình trước được không KTS_CHUYEN ? Dẫu sao đó cũng là một sự nghiên cứu khoa học về âm thanh một cách nghiêm túc.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc
#29
Việc đó mình rất hoan nghênh . Bạn chia sẻ nghiên cứu với mọi người thì mình cảm ơn . Nhưng cái gì làm được thì hãy nói còn không thì thôi . Việt Nam làm quái gì có ai làm được saxophone mà bạn dám tuyên bố công thức bạn đúng trên cả saxophone - kèn dăm ... còn nhiều thứ nữa . Hô to chi vây ?
Cung cấp các loại tiêu sáo , ukulele , tuner lên dây đàn , tuner dùng để làm sáo ...
Liên hệ qua yahoo : nguyenducchuyen1603 ___ hoặc Yahoo : macthenhan 1603 ___ Hoặc đt : 0909576322
Hoặc Shop ukulele : http://hocdan.com/vbb8/showthread.php?t=21571

#30
Cảm ơn bạn. Nhất định mình vào Nam sẽ gặp bạn chúng ta uống nhậu một bữa cho vui vẻ nha bạn KTS_CHUYEN.
Trước khi chuyển qua phần 2 là phần bù trừ áp lực của các lỗ, mình đăng lên đây mô hình đường cơ sở cho cây sáo Đô, ta định âm gốc là La, thẳng đều từ đầu đến cuối, tiết diện hình gì cũng được.
Mình tính toán trên Microsoft Excel theo đúng tỉ lệ 12 bán âm rồi đem qua AutoCAD vẽ bằng lệnh Offset cho chính xác.
[img][Hình: Duongcoso1.jpg][/img]
Từ nút chặn đến cái vạch A : Chiều dài L (mm), ta thổi ra nốt La.
Các vạch khác theo nốt nhạc mình ghi bên dưới, khi chúng ta cắt cụt ống sáo vào chính những đường này thì khi thổi sẽ cho ra nốt nhạc tương ứng.
Từ cái vạch A đến cái vạch đỏ chia đôi ống sáo: Nó là 1 quãng 8. Khi ta cắt 1 phát vào đây thì cây sáo kêu cao hơn cái La đầu tiên 1 quãng tám.
ở giữa nút chặn và cái vạch đỏ giữa ống sáo lại có 1 vạch đỏ nữa chia đôi khoảng cách đó ra: Nếu ta cắt vào đó thì ống sáo lại kêu lên 1 nốt Lá nữa cao hơn cái La đầu tiên là 2 quãng 8.
Các vạch ở đây hoàn toàn do máy tính chia theo tỉ lệ 12 bán cung chia đều của Âm nhạc.
Ta đưa ra 1 kết luận đầu tiên:
1. Với ống sáo thẳng đều, 2 đầu bằng nhau, các Đường cơ sở sẽ chia ống sáo thành các bán âm khi ta cắt cụt chúng đi ngay tại vị trí Đường cơ sở.
2. Phần thể tích không khí trong lòng ống sáo ứng với mỗi cao độ khi ta cắt cụt dần chúng đi. (Do ta không can thiệp gì với lỗ thổi và nút chặn). Điều này rất quan trọng khi tính toán khoét lỗ bấm đấy.
3. Càng về phía lỗ thổi các Đường cơ sở càng sít vào nhau, càng về cuối ống sáo thì các Đường cơ sở lại xa nhau ra tuân theo hệ thống 12 bán âm chia đều (giống như sự phân chia ngăn phím của Guitar).
4. Nếu ta cắt đi 2 bán âm (Ví dụ từ đường Là lên đường Si giáng) và cắt phát nữa từ đường Si giáng đến Si. So sánh 2 cục sáo cắt rời này ta cũng có tỉ lệ bán âm hoàn toàn giống nhau. (Về cả tỉ lệ chiều dài và tỉ lệ thể tích). Tương tự như thế khi ta cắt 1 nguyên âm ( ví dụ như từ Rề đến Mi và từ Sòn đến La) thì 2 cục này vẫn đảm bảo nguyên tắc tỷ lệ nguyên âm
5. Như vậy ta thay vì cắt cụt cây sáo của ta đi, ta khoét lỗ bấm căn theo các giới hạn đường cơ sở nêu trên để cho ra tần số ta cần tương ứng. Ta sẽ tính toán bù trừ áp lực vào phần tiếp theo các bạn nhé.
Trên đây là mình trình bày về Đường cơ sở, đường này chỉ có đường A là thật (Mép cuối của ống sáo), còn các đường còn lại là ảo nhưng lại dùng để phục vụ tính toán.
Rất mong ý kiến phản biện của các bạn, xin trân trọng cảm ơn.
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc


Có thể liên quan đến chủ đề...
Chủ đề: Tác giả Trả lời: Xem: Bài mới nhất
  Những câu hỏi định tính trong làm tiêu sáo BaGaiLeeLỳ 10 32,814 08-28-2014, 08:50 PM
Bài mới nhất: vinhnguyen
  [hỏi] cách làm sáo bằng ống nhựa ( nhà nghèo, không có tuner E, không máy tính) buitrungthien 15 56,389 11-27-2012, 03:03 AM
Bài mới nhất: dhnguyen89
  Giúp mình cây sáo thủy tinh DangHocThoiSao 18 51,416 02-24-2012, 12:00 PM
Bài mới nhất: dinh94

Di chuyển nhanh:


Những người đang xem chủ đề này: 1 khách