Kính gửi các Nghệ nhân chế tạo nhạc cụ !
Kính gửi các Nhà nghiên cứu nhạc cụ !
lehuuhung xin thay mặt cho Lê Hữu Hùng gửi tặng các bạn gần xa một thuật toán. Sau một thời gian khá dài mất khá nhiều công sức tính toán mình mới lắp ráp được cho thuật toán chạy được.
Với thuật toán này các bạn có thể nắm được:
1. Công thức chế tác đàn Guitar, Mangdolin, balalaika, Tỳ, Kìm, Sến, Roan, , v..v...
2. Xác định chính xác vị trí tay bấm trên các nhạc cụ không chia ngăn phím (Tam, Tính.Hạ uy di.v..v) và các loại nhạc cụ cung vĩ (Nhị, Violin, viola, Erhu...v..v....)
3. Nghiên cứu các nhạc cụ một cách gián tiếp (Không nghe, không sờ, không sử dụng ) và xác định được chính xác cấu trúc thang âm của nhạc cụ đó.
4. Chế tạo, sửa chữa, cải tiến nhạc cụ.
Các bạn nhập L (cm) vào ô D8 và ấn Enter
L: Chiều dài đoạn dây buông ta khảy buông không hoặc ta cò cưa cung vĩ buông không ( tức là kêu ra tần số Tồ (Hz) trầm nhất của cái dây đó. (cm). L là bạn đo từ mép con ngựa lên đến điểm chặn trên của đoạn dây tức là toàn bộ chiều dài sẽ dao động lên của sợi dây đàn buông không chưa bấm gì cả. (cm)
Các bạn nhận kết quả các ngăn phím ở các ô màu đỏ. Số liệu các ngăn phím (hoặc vị trí bấm) này được tính từ mép con ngựa lên.
Tài liệu dưới đây là cây Guitar đại diện cho nhạc cụ chia 12 bán âm. Quý bạn có thể tự suy luận để gắn phím cho Tỳ, Kìm , Sến hoặc nhạc cụ v..v..v...khi quý bạn xác định được tên nốt nhạc tương ứng của ngăn phím đó so với tần số Tồ (Tồ là tần số dây buông). Cao hơn Tồ bao nhiêu bán âm thì quý bạn lựa chọn ngăn phím ở hàng có mũ y tương ứng.
Link tài liệu:
http://www.mediafire.com/?azoafvrz8hssmvb
Thân tặng anh em Damsan.net
Lê Hữu Hùng
Kính gửi các Nhà nghiên cứu nhạc cụ !
lehuuhung xin thay mặt cho Lê Hữu Hùng gửi tặng các bạn gần xa một thuật toán. Sau một thời gian khá dài mất khá nhiều công sức tính toán mình mới lắp ráp được cho thuật toán chạy được.
Với thuật toán này các bạn có thể nắm được:
1. Công thức chế tác đàn Guitar, Mangdolin, balalaika, Tỳ, Kìm, Sến, Roan, , v..v...
2. Xác định chính xác vị trí tay bấm trên các nhạc cụ không chia ngăn phím (Tam, Tính.Hạ uy di.v..v) và các loại nhạc cụ cung vĩ (Nhị, Violin, viola, Erhu...v..v....)
3. Nghiên cứu các nhạc cụ một cách gián tiếp (Không nghe, không sờ, không sử dụng ) và xác định được chính xác cấu trúc thang âm của nhạc cụ đó.
4. Chế tạo, sửa chữa, cải tiến nhạc cụ.
Các bạn nhập L (cm) vào ô D8 và ấn Enter
L: Chiều dài đoạn dây buông ta khảy buông không hoặc ta cò cưa cung vĩ buông không ( tức là kêu ra tần số Tồ (Hz) trầm nhất của cái dây đó. (cm). L là bạn đo từ mép con ngựa lên đến điểm chặn trên của đoạn dây tức là toàn bộ chiều dài sẽ dao động lên của sợi dây đàn buông không chưa bấm gì cả. (cm)
Các bạn nhận kết quả các ngăn phím ở các ô màu đỏ. Số liệu các ngăn phím (hoặc vị trí bấm) này được tính từ mép con ngựa lên.
Tài liệu dưới đây là cây Guitar đại diện cho nhạc cụ chia 12 bán âm. Quý bạn có thể tự suy luận để gắn phím cho Tỳ, Kìm , Sến hoặc nhạc cụ v..v..v...khi quý bạn xác định được tên nốt nhạc tương ứng của ngăn phím đó so với tần số Tồ (Tồ là tần số dây buông). Cao hơn Tồ bao nhiêu bán âm thì quý bạn lựa chọn ngăn phím ở hàng có mũ y tương ứng.
Link tài liệu:
http://www.mediafire.com/?azoafvrz8hssmvb
Thân tặng anh em Damsan.net
Lê Hữu Hùng
Muốn tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc