Phương pháp tính toán làm sáo . - Bản rút gọn
Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam
Phương pháp tính toán làm sáo . - Bản rút gọn

+- Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam (http://damsan.net)
+-- Diễn đàn: Mua Bán & Sửa Chữa Nhạc Cụ (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=23)
+--- Diễn đàn: Chế tạo - Sửa chữa (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=25)
+--- Chủ đề: Phương pháp tính toán làm sáo . (/showthread.php?tid=846)

Số trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34


RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - lehuuhung - 10-08-2013

Chết dở, có lẽ tôi ngu dốt quá chăng, mà sao mãi tôi chưa rút ra được điều gì cả, hichic, phải chăng mình đã "già".
Tớ trả lời: Ừ đúng rồi, tớ cũng cảm nhận thấy bạn hơi ngu thật. Bạn đọc lại bài viết trên của tớ nhé.

Câu hỏi 1 của tôi: Bạn hoàn toàn không quan tâm đến sự "Giam giả" kích thước các lỗ. Tội cho tôi quá. Chẵng lẽ kích thước các lỗ không có sự liên hệ nào à? Tôi không phủ định câu thức bạn sai, tôi muốn bạn dạy cho tôi cách có thể đẽo gọt, khoan lỗ như thế nào. Giả sử: Tôi có một ống trúc/ nhựa/ nứa... có đường kính ví dụ 14, 16, 13... thì cho tôi lời khuyên nên làm sáo nào (sáo sol, rê, đô hay...). Hoặc nếu tôi chót khoét nốt Rê 1 diện tích S1 (có thể hơi to, hơi nhỏ hơn tính toán 1 chút do không khéo tay) thì có thể gia giảm kích thước các lỗ khác không và như thế nào. Đại khái là như vậy nhé.
Tớ trả lời:
Tớ trả lời S và L rồi mà. Bạn đọc kỹ lại nhé. 1 Lỗ ON khi gia giảm thay đổi tiết diện sẽ không nói lên điều gì cả. Vì khi bạn đang ON ví dụ 3 lỗ, bạn chỉnh sửa 1 lỗ. Thì đương nhiên cột khí thoát ra tại 4 lỗ còn lại cũng khác đi chứ. Kakakakaka...Nó lại được ON ra trong rất nhiều trường hợp nữa...kakakakka.....Tớ không đi theo cách hoang tưởng này đâu bạn thân của tớ ơi, tớ quan sát cái tiết diện ly rượu chứ không quan sát chai rượu. Tớ có đi tra soát từng lỗ như vậy đâu. Bạn thật ngốc nghếch và dễ thương.


Câu hỏi 2: Tôi hiểu có mối quan hệ giữa thể tích và tỷ lệ tần số, như mấu chốt ở đây tôi hỏi là bạn quan niệm nó là Tuyến Tính. Cùng là mối quan hệ tỷ lệ nghịch/ thuận, cũng có thể có mối quan hệ là đường cong chứ.
Tớ trả lời: Bạn hãy thực nghiệm với 2 cái ống trên và nói cho mọi người biết 2 cái nguồn âm ở bài viết trên thì cái Tồ nào trầm hơn ? Tồ 1 hay Tồ 2 ? Không nhất thiết Tồ 1 và Tồ 2 phải là tỉ tần âm nhạc. Thì tự nhiên bạn hết hoang tưởng và cảm ơn tớ.

Tôi không biết nếu trên cơ sở ví dụ của bạn mà thổi ở Bắc Cực, ở Xích đạo, trong gió, trong nồi áp suất (hehe) thì có khác không nhỉ. Ở đây tôi muốn nói, cùng 1 thể tích đó nhưng mật độ phân tử, hay áp suất thay đổi thì sao nhỉ -> Bản chất có phải là thể tích không, hay là áp suất.
Kakakakaka.....
Bọn Đồ Rê Mi Fa....nó không quan tâm đến bạn đang là ai, là Nghệ nhân danh giá của Damsan hay là người hoang tưởng. Kakakakakakaka.......Bao nhiêu cái ống Te đều nằm trong cái ống Tồ. Nó chỉ căn cứ tỉ tần giữa Nó (Te thứ i() và Bố (Tồ) của chúng thôi, nó không quan tâm đến chúng ta. Tớ mang ông Nghệ nhân Etuner vô Dam san từ Bước 1 rồi mà bạn khô ng chịu đọc gì cả. Bạn ngốc lắm, ngộ nghĩnh dễ thương nữa, không thấy nóng tính nữa. Cùng 1 cái ống đó bạn nhảy vào nồi áp suất bạn thổi thì nó có khác nhau đâu ????? Ông Tồ khác thì bọn Te nó khác theo. Bạn nóng quá lại nhảy ra khỏi nồi áp suất và thổi thì lại về ông Tồ ban đầu Kakakakakaka. Bạn thăm xưởng sản xuất Tiêu Sáo của các Nghệ nhân danh tiếng chưa????? Nếu bạn thấy họ đã đầu tư các thiết bị sau:
- Máy nén khí : 01 cái
- Máy đo dao động: 02 cái
- Máy đo lưu lượng: 18 cái
- Máy đo gia tốc: 12 cái
- Máy đo áp suất: 18 cái
- Máy đo độ ẩm: 01 cái
- Nhiệt kế: 01 cái.
Thì khẳng định 100% Các Nghệ nhân đã sử dụng rất tốt các thiết bị này để tính toán làm Tiêu Sáo theo vật lý âm thanh mà không hề Khoét Nhép. Mình thật khâm phục tinh thần làm việc của các Nghệ nhân và hoàn toàn tâm phục khẩu phục về lập luận vật lý âm thanh của các Nghệ nhân.
Mình không trả lời những bài viết hoang tưởng như của bạn nữa. Is OK?



RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - Asturias - 10-08-2013

Cám ơn bạn Hùng!
Cám ơn bạn luôn nhắc nhở tôi ngốc nghếch và hoang tưởng.
Tôi đang muốn dẫn dụ bạn suy nghĩ về vấn đề:
1. Thực tế cách thức chế tác thủ công (tôi không nói là công nghiệp) của sáo.
2. Bạn chưa trả lời được câu hỏi của tôi, đặc biệt tôi luôn nhấn mạnh mối quan hệ Tuyến Tính, hoặc bạn không trả lời được, hoặc trốn tránh, vì có thể bạn đã nhận ra được nếu trả lời nó sẽ làm cho kết luận của bạn về công thức Becnuli và 4000 năm ... gì đó trở thành sáo rỗng. Bạn thấy rằng mối quan hệ đó tỷ lệ nghịch và cho là tuyến tính luôn? và áp dụng vào công thức của bạn. Tôi muốn bạn nhận ra rằng: Công thức của bạn chỉ là công thức phái sinh thôi, và nó không bác bỏ được công thức Becnuli, cũng như kinh nghiệm chế tác bao đời.
Bạn hãy qua thực nghiệm thật nhiều nhé, đến khi bạn thật quen, rành làm sáo rổi, đến 1 lúc nào đó bạn sẽ phải thốt lên, ôi chao mình đã phức tạp hóa vấn đề mất rồi. (phải chăng tôi đã từng thốt lên như vậy?!) Is OK?


RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - KTS_CHUYEN - 10-08-2013

Có một nghịch lý tồn tại ở đây là những người vùi đầu vào chế tác thì không dám phát biểu còn những người không làm thì lại phát biểu tùm lum . Nếu nói nhiều mà sản phẩm không có thì chỉ là anh hùng bàn phím thôi . Cái cuối cùng để nói chuyện là sản phẩm . Không biết các bạn khoét bằng phương pháp nào , công thức nào , nhép hay không nhép , công nhiệp hay không công nghiệp ... miễn sao cuối cùng sản phẩm cho ra đời tốt , xài được và được đông đảo người sử dụng chấp nhận là thành công . Chả có ai khùng mà mỗi lần làm cây Flute lật mớ công thức ra ngồi tính tích phân hết . Và cũng chả có ai khùng mỗi lần làm cây đàn Guitar ngồi lật công thức ra tính để chia cũng hết .




RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - BaGaiLeeLỳ - 10-09-2013

Kính thưa anh Hùng, tình hình là anh đang bị tự mãn với những kiến giải nhỏ nhoi mà anh cho rằng là "đã tự khám phá ra" đó sao? Xin thú thật với anh là nó quá đỗi tầm thường và vô dụng cho việc chế tạo sáo 1 cách hoàn chỉnh, so với những kiến thức trong web này thì mấy cái kiến giải lẻ tẻ, rối rắm của anh thực tế giống như hạt cát trên sa mạc vậy. Nếu anh bình tĩnh mà nhìn nhận lại thì sẽ thấy mớ kiến thức hổ lốn lai hiện đại (vì dùng auto cad, excel...) của anh thì phương tây họ đã nghĩ đến từ hơn 200 năm về trước rồi, kèm theo hàng loạt các thực hành cải tiến cho tới ngày nay. Lời thật mất lòng, hy vọng anh tiếp thu.

Đặc biệt anh nên lưu tâm đến những kiến thức trong trang http://www.phys.unsw.edu.au/music/flute/ Mọi kiến giải và nghiên cứu quãng 3 trên tiêu của em đều nhờ họ mà có gặt hái được chút đỉnh !


RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - lehuuhung - 10-10-2013

Kakaka.....Nghe Lê Hồng Sơn và Nguyễn Đức Chuyên phân tích Logic mà mắc cười quá.
2 em xem lại Chủ đề của chuyên mục nhé: Phương pháp tính toán làm Sáo.
Có nghĩa là chưa có cây Sáo, chưa can thiệp cơ học lên cây trúc, cây trúc ở trong tủ. Thì đương nhiên vấn đề là dao mổ không thể nào khoét được vào khối không khí được.
Có cái ống này:
O--------/O---------------------------------------------------------------------O
Tính toán cái ống đó thành cây Sáo này:
O------/O-------------------O------O-----O----O-----O-----O---------------O---O-------O
Kakaka....kaka....
Phương pháp tính toán làm Sáo sao lại đi thảo luận về Sáo ????? Cây Trúc ở trong tủ mà ????? kakakaka....
Anh đề nghị chúng ta thảo luận trên cái ống này:
O--------/O---------------------------------------------------------------------O

Cái Sáo đã đục thủng ra như thế này:
O------/O-------------------O------O-----O----O-----O-----O---------------O---O-------O
Thì còn tính toán chi nữa??????? Chỉ còn mua, bán, trao đổi, tập luyện, biểu diễn, khen chê..v..v...
Anh thấy kỳ quá Sơn ơi. Cứ đục thủng ra rồi thì mới lập luận vật lý âm thanh ???????????
Anh đọc mà cứ tủm tỉm hoài....



RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - KTS_CHUYEN - 10-10-2013

Đúng là chết trong cái cố chấp !!!
Em nghĩ anh Hùng nên thực nghiệm và chứng minh những lý thuyết anh đưa ra là hữu dụng đi . Nếu hữu dụng thì em để lại mà nếu không hữu dụng thì em sẽ xoá . Viết nhiều gây hoang mang cho người mới bắt đầu tập làm sáo . Nên nói ít , làm nhiều và suy nghĩ nhiều !!!


RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - BaGaiLeeLỳ - 10-10-2013

(10-10-2013, 08:38 AM)lehuuhung Đã viết: Kakaka.....Nghe Lê Hồng Sơn và Nguyễn Đức Chuyên phân tích Logic mà mắc cười quá.
2 em xem lại Chủ đề của chuyên mục nhé: Phương pháp tính toán làm Sáo.
Có nghĩa là chưa có cây Sáo, chưa can thiệp cơ học lên cây trúc, cây trúc ở trong tủ. Thì đương nhiên vấn đề là dao mổ không thể nào khoét được vào khối không khí được.
Có cái ống này:
O--------/O---------------------------------------------------------------------O
Tính toán cái ống đó thành cây Sáo này:
O------/O-------------------O------O-----O----O-----O-----O---------------O---O-------O
Kakaka....kaka....
Phương pháp tính toán làm Sáo sao lại đi thảo luận về Sáo ????? Cây Trúc ở trong tủ mà ????? kakakaka....
Anh đề nghị chúng ta thảo luận trên cái ống này:
O--------/O---------------------------------------------------------------------O

Cái Sáo đã đục thủng ra như thế này:
O------/O-------------------O------O-----O----O-----O-----O---------------O---O-------O
Thì còn tính toán chi nữa??????? Chỉ còn mua, bán, trao đổi, tập luyện, biểu diễn, khen chê..v..v...
Anh thấy kỳ quá Sơn ơi. Cứ đục thủng ra rồi thì mới lập luận vật lý âm thanh ???????????
Anh đọc mà cứ tủm tỉm hoài....


Thân gửi anh Hùng, anh vòng vo câu chữ làm gì nhỉ ? Anh muốn nói đến phương pháp, ok, thế cái phương pháp ấy tính ra để làm gì ? Làm sáo chăng ? Nếu để làm ra 1 cây sáo bình thường thì phương pháp của anh nó vô dụng, nói thẳng thể cho nhanh. Còn để cải tiến cái gì đó cho việc làm sáo thì cũng nói thẳng ra là nó chẳng có 1 giá trị gì luôn, hay là anh định thiết kế phần mềm làm sáo, nếu vậy thì chắc anh quên luôn đi vì thế giới làm rồi (hay anh muốn làm tốt hơn?) Muốn sử dụng phần mềm ấy thì vào đây nghen anh: Phần mềm test sáo

Nói tóm lại là phương pháp của anh có hữu dụng cho làm sáo không, hữu dụng chỗ nào ra sao? Xin hãy cho mấy cái thực nghiệm đi nghen.

Còn nếu anh chán cái đề tài phương pháp tính toán làm sáo không lối thoát này thì hãy cũng em tham gia đề tài nghiên cứu bát độ 3-4 trên tiêu đi, đề tài này thú vị và hữu ích hơn nhiều đó anh !


RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - anyon - 10-10-2013

Em có một thắc mắc nhỏ là anh lehuuhung có thể làm ra một cây sáo hoàn chỉnh để chứng minh cho các công thức tính toán của anh được không ạ, nói gì thì nói nhưng muốn người khác công nhận thì phải làm ra được thành phẩm để chứng minh chứ.
Riêng về vấn đề làm sáo thì e có cảm giác hình như a đang làm cho nó càng phức tạp hơn thì phải.


RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - BaGaiLeeLỳ - 10-16-2013

Mình thấy là bạn đang bị lạc đề khi đang cố chứng tỏ 1 cái gi đó , mình sẽ trả lời từng ý để bạn hiểu thêm vấn đề:

(10-16-2013, 12:37 PM)manhcuongtnc Đã viết: Chúng ta đã thực sự giỏi chưa ? Có bằng những thầy Nguyễn Đình Nghĩa, Lê Thái Sơn, Nguyễn Hoàng Anh,... chưa ? Xin thưa : Chưa.

Xin thưa là những người nghiệp dư thích thổi sáo thì chỉ thích thổi sáo thôi. Bọn tôi hoàn toàn hiểu rằng việc để so sánh giỏi này nọ với mấy bậc thầy đó là ảo tưởng 1 cách vô nghĩa, cái cần nhất là khi mệt mỏi sau 1 ngày làm việc hay học tập, cầm cây tiêu cây sáo lên thổi 1 phát cho giải khuây, thư giãn.....so đo giỏi giang chi cho nó mệt vậy.


(10-16-2013, 12:37 PM)manhcuongtnc Đã viết: Vậy thì chúng ta đừng phí thời gian vì những chuyện này nữa, đừng nghĩ đến chuyện làm một cây sáo hoàn hảo nữa mà hãy làm thế nào cho tiếng sáo của mình ngày càng hoàn hảo,

Luận điểm nguỵ biện này mình nghe quen rồi và thấy nhàm lắm, kiểu như là không thổi sáo giỏi thì làm sao làm được cây sáo hay, mình phải cập nhật đầu óc để bạn tỉnh táo lại nhé : nếu đã thực sự tập trung hết tinh lực cho việc thổi sáo giỏi rồi thì còn đâu thời gian nữa mà làm sáo hả bạn ???!

(10-16-2013, 12:37 PM)manhcuongtnc Đã viết: đưa Đam san lên một tầm cao mới,

Đamsan sinh ra là 1 nơi để giao lưu giữa những người yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc chứ không phải là nơi tranh chấp cái tầm này, vị trí kia. Nếu bạn hứng thú với các tầm cao hãy liên hệ với các bậc thầy chuyên nghiệp, đừng ghé đamsan nữa cho nó khoẻ, không lại ức chế thì phiền lắm.


(10-16-2013, 12:37 PM)manhcuongtnc Đã viết: sáo trúc Việt Nam ngang hàng với sáo Trung Quốc

Việc sáo trúc Việt Nam có ngang hàng với sáo Trung Quốc hay không nó chẳng có liên quan gì đến diễn đàn này cả, đây không phải là nơi tranh cao thấp hay là học viện để đi so kè gì cả, đây là nơi những người thích nhạc thì đến, không thì thôi vậy nhé bạn. Nếu bạn đã nung nấu muốn tranh cao thấp với Trung Quốc đến như vậy thì thiết nghĩ bạn nên đem cái tâm tư này đến gặp các bậc thầy diễn tấu sáo của Việt Nam và đề nghị họ bớt làm ăn kinh doanh mua bán sáo lại, tập trung đầu tư chuyên môn cho việc thổi sáo nhiều, nhiều, nhiều...hơn nữa để "sáo trúc Việt Nam có cơ hội ngang hàng với sáo Trung Quốc " nhé , sao ko thử đi để xem họ trả lời bạn ra sao !?




(10-16-2013, 12:37 PM)manhcuongtnc Đã viết: Đôi dòng suy nghĩ của riêng các nhân em, anh nào thương em nhờ, ghét thì em chịu.

Mình nghĩ các anh em trên diễn đàn này đa phần là người lớn tuổi, có công ăn việc lằm hết rồi, không bận tâm lắm để phải thương hay ghét vì các ý kiến chủ quan này của bạn đâu, thế nhé, chơi sáo đi cho tâm hồn nó khuây khoả, tranh đua mệt lắm đó bạn....


RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - caotriminh_hp - 10-17-2013

Các bác này tranh luận vui quá.
Cám ơn các bài viết. Ngày mai em sẽ xem nốt ý tưởng của bác lehuuhung, vụ này hay đấy.