Phương pháp tính toán làm sáo . - Bản rút gọn +- Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam (http://damsan.net) +-- Diễn đàn: Mua Bán & Sửa Chữa Nhạc Cụ (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=23) +--- Diễn đàn: Chế tạo - Sửa chữa (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=25) +--- Chủ đề: Phương pháp tính toán làm sáo . (/showthread.php?tid=846) |
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - KTS_CHUYEN - 04-09-2013 (04-08-2013, 03:47 PM)lehuuhung Đã viết: Qua bài toán của Chuyên anh mới ngồi nghiền ngẫm cuộc đời thế vầy: Khi đo người ta chỉ cần chuẩn nốt A là bao nhiêu Hz thôi anh . Không cần tính nguyên một nùi thế đâu . Trong máy tuner người ta đã lập trình sẵn chương trình để suy ra các nốt khác tương ứng với tần số nốt A mà mình chọn rồi . Em hỏi chỉ để xem anh đã quan tâm được bao nhiêu yêu tố ảnh hưởng tới cao độ của các nốt trên cây sáo thôi . Nếu anh muốn xây dựng 1 công thức tính toán làm sáo chính xác 100% để có thể coi là cái đũa thần cho những người làm sáo thì anh phải kiểm soát hết tất cả những yếu tố ảnh hưởng tới cao độ các nốt của cây sáo . Vấn đề em đặt ra trong mấy dòng comment ở trên chỉ là 1 chút xíu xiu thôi mà anh cũng chưa quan tâm thì xem ra công thức của anh cũng còn hở nhiều lắm . Em thấy anh dùng cái từ gì " Hiến chương _ Hiến pháp " gì đó cho cái bảng nghiên cứu của anh . Cái đó có phải khoa trương quá không anh ? Em rất khâm phục và ủng hộ những người có tinh thân nghiên cứu giống như anh nhưng mọi việc mình nên làm trong tinh thần khiêm nhường đừng nên dùng những từ ngữ quá xa xỉ như thế . Đi qua hàng mấy trăm năm cải tiến , cây flute của phương tây đến giờ vẫn bị xem là nhạc cụ phô nhất trong giàn nhạc giao hưởng . Cái ngưỡng anh em mình đạt được còn cách xa cây flute nhiều nên nói công thức đạt chuẩn 100% còn xa vời lắm anh . Hàng ngày em có biết bao nhiêu công việc nên không có thời gian trao đổi với anh nhiều . Sẵn đây em chia sẻ thêm vài trường hợp em gặp trong thực tế để anh xem có ích gì cho công việc nghiên cứu của anh thì bổ xung vô . * Dạo trước có người chưa từng trải mà nói chuyện có vẻ cao siêu phán như đinh đóng cột có đại ý như thế này : " Làm tiêu sáo trên ống nhựa , ống thủy tinh lòng trong tròn đều nên làm chuẩn hơn trúc . Trên ống trúc do lòng trong thay đổi thất thường nên làm khó mà chuẩn được " . Trên thực tế làm sáo bằng ống nhựa luồn dây điện thì độ chuẩn tương đối ổn . Ống thủy tinh thì làm sáo lệch quảng xám hồn ( có thể nói là lệch quãng nhiều nhất trong tất cả các chất liệu là sáo mà em từng gặp ) . Khác biệt nhau chỗ nào mà cho ra kết quả chênh lệch nhau như thế . Độ dày mỏng thành ống , độ ma sát lòng trong , khối lượng riêng của chất liệu cái nào là nguyên nhân ??? Nếu nói về độ dày thì ống thủy tinh không dầy hơn trúc Đà Lạt nhưng trúc Đà Lạt làm sáo có lệch quãng nhiều nhưng cũng đỡ hơn sáo thủy tinh rất nhiều . Trong vạn lần may rủi chúng ta vẫn có thể tìm ra được cây sáo bằng trúc Đà Lạt chuẩn các quãng nhưng trên sáo thủy tinh thì rất khó . Yếu tố nào ảnh hưởng ??? Ảnh hưởng như thế nào ??? Khảo sát chúng ra sao ??? Hiện tại với em nó vẫn còn là một bí ẩn chưa giải thích được . Hy vọng anh sẽ quan tâm vấn đề này . * Vấn đề tiếp theo là nút chặn trên sáo nó có ảnh hưởng gì tới việc chuẩn quảng trên sáo hay không ? Hy vọng anh cũng quan tâm yếu tố này để bổ xung vô công thức để tăng thêm tính chặt chẽ . .... ------------------- Còn nhiều vấn đề thắc mắc nữa hôm nào có dịp anh em trao đổi tiếp . Giờ em kiếm gì ăn rồi làm việc đây ^^ . Lơ tơ mơ tụi nó tỉa em chết ^^ . Nhất là món nợ của lee hói vẫn chưa mần xong nên đâu dám lơ là . Hôm nào có dịp anh Hùng vô Sài Gòn chơi nhớ bao em để em đón tới nhà chơi hén . Chúc anh Hùng vui với công việc nghiên cứu của mình !!! RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - lehuuhung - 04-09-2013 @KTS_CHUYEN: OK Chuyên. Nhất định là thế rồi, anh vô là a lô ngay. Em làm gì cứ làm đi, chúc em thật bận rộn công việc đơn hàng. @All: Còn về vụ các yếu tố ảnh hưởng đến các nốt của cây sáo thì thực ra mình không quan tâm lắm (nút chặn, miệng thổi, cạnh cắt, dày mỏng, áp suất, nhiệt độ, vận tốc, ma sát, vật liệu..v.v ...) Bởi mình đâu có tính trên cái hình cái ống đó đâu, có tính đục lỗ trên L(mm) thân ống đâu ???? Biến thành hình khác, tính xong mới đưa về dạng ban đầu. Tần số: Tính từ tần số Tồ. Ngay bản thân Tồ đã phản ánh các thông tin ấy rồi. Chưa đục khoét gì cả nó đã kêu ra 1 tần số rơi vào khu vực nào trong Hiến pháp rồi. Chứ chúng chưa trùng tên nốt nhạc của E tuner. Với các thông tin ấy (nút chặn, miệng thổi , dày mỏng, áp suất, nhiệt độ, vận tốc thổi, ma sát lòng ống, vật liệu, tròn méo, dài ngắn, lớn nhỏ..v.v...) thì đã constand rồi thì chúng ta có cái Tồ(Hz) bằng constand. Không ai làm cho Tồ thấp hơn Tồ, mà chỉ có cao hơn. Giống như là khảy trên Guitar: Chúng ta khảy trên dây Mí (dây 1 dây mảnh nhất ở dưới cùng) thì không sao chúng ta tạo ra tần số S ì Đ ô R ê trên dây Si (dây mảnh, số 2 ở kế trên dây 1). Vậy bản thân cái tần số Tồ nó bằng bao nhiêu Hec là đã chứa đựng thông tin vật lý về cái ống ấy rồi. Trong suốt quá trình tính toán và đục khoét cho Tồ (Hz) thành 19 cái Te (Hz), các thông tin ấy bằng constand. Hơi đâu đi tính chúng làm chi cho mệt và tốn tiền mua máy móc đo đạc. Chúng ta có 19 tần số Te có quan hệ âm nh ạc bằng tỉ tần các quãng âm nhạc. Quãng: Gồm 2 tần số . Một Trầm một Cao. Như vậy: Quan hệ giữa Tồ và 19 thời điểm ấy không phải quãng trong âm nhạc Trầm là Tồ, Cao là F(i). Mỗi cây sáo có 1 cái Tồ khác nhau F(i): Tần số thứ (i), biến thiên từ 1 (C5) đến 19 (G7). ví dụ sáo đô là C5 đến G7. Hai triệu cây sáo tông X đều có F(i) bằng nhau. Mà chúng ta lại biết: - Giá trị tần số Tồ (....Hz) - Giá trị tần số thứ i (...Hz) - Chênh lệch tần số tại 19 thời điểm so với Tồ. (khác nhau theo t ừng c ây sáo) 19 tần số quan hệ v ới nhau theo tỉ tần bất biến quy định trong Hiến pháp Áp suất: Một tần số phát ra là thời điểm hết tranh chấp áp suất giữa bọn Cacbonic (Động) và bọn Nitơ (Tĩnh). Khi đó kim Etuner mới đứng im. Còn tranh chấp thì kim không đứng im. Có nghĩa rằng: Độ cao cột không khí tại các lỗ ON tại thời điểm thổi ra F(i) Vậy ta không xét thời điểm hình thành ra tần số đó (ta bắt đầu bơm cacbonic xi..xi..xi..xii) Không xét thời điểm tần số đó nhỏ dần rồi tắt lịm đi ( làn hơi ta đuối dần, bọn Nitơ thế chỗ cho bọn Cacbonic) Mà ta xét thời điểm tần số đó đang vang lên ổn định, khi chúng ta vẫn duy trì áp l ực bơm bằng constand. Vậy cột không khí tại các thời điểm khác nhau, nhưng tại thời điểm kim Etuner đứng im thì độ cao của cột không khí không đổi. Đi ra công viên, ngồi chơi thư giãn, bạn quan sát đài phun nước ở công viên: Khi người vận hành máy bơm bơm nước vào lòng ống: Độ cao cột n ước hình thành từ thấp đ ến cao Độ cao cột nước constand suốt cả ngày. Áp suất bằng constand suốt cả ngày. Khi người thợ tắt máy bơm về ăn cơm tối: Độ cao cột nước suy giảm từ constand thành không có . Thời gian bơm: Người thợ mộc không quan tâm quá trình đầu, quá trình cuối mà chỉ quan tâm đến quá trình độ cao cột nước ổn đ ịnh, như là kỹ thuật truyền hơi của bạn saotruc. Trong Âm nhạc: nó có giá trị bằng trường độ nốt nhạc ấy ( tròn, trắng đen, chấm dôi...) Còn chúng ta là thợ mộc thì : độ cao cột nước ấy duy trì cả đời b ằng constand chớ không có biến thiên. Bởi lẽ rất đơn giản là: Ta không khảo sát thời điểm biến thiên tần số. V ậy: áp suất trong lòng cây trúc diễn biến ra sao trên 1 cái cây có kích thước cụ thể (Ls, ds, Ss, Vs)? Chiều cao constand của 1 cột Cacbonic tại 1 lỗ bất kỳ trên thân ống cao bao nhiêu mm tại thời điểm F(i)? Điều này quá khó. Bởi lẽ: Phụ thuộc vào: - vận tốc thổi thời điểm F(i) - Tiết diện cái lỗ đó - Tổng tiết diện các lỗ ON thời điểm đó - Khoảng cách của lỗ đó với lỗ thổi - Khoảng các của các lỗ ON v ới nhau - Sự to nhỏ khác nhau của các lỗ - v..v... Vậy thế gian này có ai tính được chiều cao cột Cacbonic và Áp suất tại thời điểm thứ i không ? Trong Hệ Mặt trời chỉ có 2 Nghệ nhân tính được ra chiều cao cột và Áp suất này : 1. Các Nhà khoa học phương Tây: Họ có đầy đủ phòng thí nghiệm, máy móc hiện đại. 2. Nghệ nhân Lê Hồng Sơn: Quốc tịch Việt Nam. Vậy từ trước đến nay Việt Nam ta toàn là nhận định suông chớ chưa có ai tính cụ thể ra bao nhiêu Atmotphe, mà toàn nêu vấn đề lên rồi bỏ đó chớ chưa thấy ai nêu cách tính Áp suất v à kết quả tính ra sao. Nhận định thì rất nhiều, còn kết quả tính thì tớ đọc không thấy Nghệ nhân nào tính ra bao nhiêu Atmophe ??????? Vậy nên tớ chỉ nghe lời duy nhất một người là Lê Hồng Sơn mà thôi. Ai nói gì về biến thiên áp suất tớ mặc kệ, tớ chỉ tin vào Lê H ồng Sơn mà thôi. T ừ nay ai m à hoạnh hoẹ tớ về cuộc chơi của áp suất là tớ nhờ Lê Hồng Sơn can thiệp. Vận tốc: Quy định lượng khi thổi 1 âm v ực là constand. Suy ra lượng Cabonic bơm vào trong 1 khoảng thời gian nhất định là constand. Mà ta lại biết: Bơm với Vận tốc 1: thổi ra 8 tần số: Tồ - Đồ5 - Rề - Mì - Fà - Sòn - L à - S ì Bơm với vận tốc 2 ta có 7 tần số: Đô - Rê - Mi - Fa - Son - La - Si Bơm v ới v ận t ốc 3 ta c ó 5 t ần s ố: Đố - Rế - Mí - Fá - Són7 Bơm với vận t ốc 4: Cả thế giới này mình chưa thấy ai bơm. Có lẽ họ ngại cực nhọc vất vả ????? Hoặc phổi họ không cho phép ????? Thể tích và Tần số: Vống sáo (mm3) = VM ax (mm3)= F Min(Hz) Vậy tớ chỉ tính toán trên các thông số đã xác định giá trị cụ thể V, F, S, L, d, v..v....( mm, mm2, mm3, Hz....) Chứ những cái thông số vật lý nêu trên tớ không tính được, khó xác định lắm, còn nói thì Nghệ nhân nào nói cũng rất hay. Rất tốn tiền mua máy móc đo áp suất, gia tốc, vận tốc, độ ẩm, nhiệt độ, máy đo dao động, máy nội soi laze.... để khoét 6 7 8 ...cái lỗ trên cây trúc. RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - BaGaiLeeLỳ - 04-09-2013 Nói thẳng thì mất lòng, nhưng đành mất lòng trước đặng lòng sau vậy, em nghĩ anh Hùng nên bớt mấy cái lý thuyết tào lao này và bắt tay vào làm thử 1 cây sáo trúc đi rồi hãy thể hiện hiểu biết tiếp, bản thân anh chẳng biết thực tế của việc khoét sáo nó ra làm sao mà cứ bày đặt nghiên với chả cứu, như vậy khác nào đi lòe anh em về kiến thức, khác nào đứa trẻ chỉ mới lớp 1 mà cứ bày đặt đi bàn tích phân nó sai chỗ nào, hy vọng nói ít mà anh hiểu nhiều ! RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - KTS_CHUYEN - 04-09-2013 RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - newroyal - 04-09-2013 bác ấy thiệt là thẳng thừng,^^ RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - lehuuhung - 04-11-2013 Tính toán làm sáo theo phương pháp Chó - Gà - Voi (11/4/2013) Hôm nay mình xin đăng lên phương pháp tính toán làm sáo ngang 6 lỗ bấm tông X (Hz). Mình viết ngắn gọn cho dễ hiểu. Mọi người nên ghi chép lại Đầu tiên bạn lấy bản Hiến pháp này về: link dowload: http://www.mediafire.com/?svnjfvna7w3m4wj Bạn quan sát và đọc ra được 03 vấn đề: 1. Tên nốt nhạc (Đồ, Rê , Mi, Fa, Son, La, Si) mình ký hiệu C , D , E, F, G, A, B. 2. Các cột mình có đánh số thứ tự 0, 1, 2 , 3....v.v... có ghi giá trị Hz của chúng. 3. Đọc được tên nốt nhạc (Đồ, Rê, Mi..) và biết giá trị Hz của chúng. Ví dụ : La bốn là A4 = 440Hz; Đô năm là C5 = 523,25113060119700Hz, Fa thăng ba là F#3 = 184,99721135581700Hz, v..v.... Như vậy: Sáo đô là sáo có tông X = C5; Sáo Si giáng có tông X = Bb4..v..v... Bạn cắt cây trúc hoặc vật liệu ống khác, khoét lỗ thổi, đặt nút chặn, thổi ra một tần số Tồ (Hz). Khi đo đặt chuẩn 4xxHz. Bạn ghi chép lại. Mình ký hiệu là Ftồ(Hz) Bạn tính thể tích ống: Ls: Chiều dài ống sáo từ mép nút chặn đến mép cuối ống (mm) Ss: Tiết diện ống sáo (mm2) Vs: Thể tích ống sáo (mm3) Vs = Ls x Ss (mm3). Các bạn tự tính. 4 thông số ban đầu này : Ftồ, Ls, Ss, Vs bạn ghi chép lại rồi cất cây trúc vào tủ, khoá chặt lại, không được đục khoét gì nữa. Hôm nay mình hướng dẫn các bạn bước đầu tiên : Bước 1: Lấy tài sản của người chết chia cho người sống bằng cách cân con Voi n: hệ số biến thiên tần số trên cây sáo Các bạn so sánh tần số Tồ(Hz) với bản Hiến pháp xem cái Tồ nó nằm ở cột nào, nó không nhất thiết phải đúng bằng giá trị tần số đã nêu trong bản Hiến pháp, bạn lựa chọn tông X (Hz) bạn sẽ làm sáo là X cao hơn tần số Tồ (Hz). Bạn chia tần số Tồ cho 19 tần số của cây sáo tông X sẽ ra hệ số n Trong loạt bài viết này, mình chọn tông X là cây sáo Đô (C5) theo chuẩn A4 = 440Hz cho mọi người dễ hiểu. Thứ tự 19 thời điểm tần số của Sáo C5 là: C5 , D5, E5, F5, G5, A5, B5 C6, D6, E6, F6, G6, A6, B6 C7, D7, E7, F7, G7. ( Thứ tự 19 thời điểm của tông X khác sáo C5 tự suy luận) Bạn chia xong ghi chép kết quả 19 hệ số n này lại. Ví dụ ngẫu nhiên: Ftồ = 428Hz n = Ftồ/E6 = 428/ 1318,51022765148000 = 0,32460878271862200 Với cái ống khác có Ftồ = 417Hz n = Ftồ/E6 = 417/1318,51022765148000 = 0,31626603363005900 Mục đích và kết luận bước 1: - Lấy tài sản của 1 người chết chia cho 19 người sống là xác định hệ số biến thiên tần số. Thực chất nó chính là kết quả sản phẩm của chúng ta sau khi đục khoét xong là bước cuối cùng. Cả 2 triệu cây sáo tông X đều biến thiên như vậy cả. Tồ là người chết là ngẫu nhiên nhưng quy định hệ số cho người sống, còn 19 tần số là người sống là giá trị bất biến. - Khoét sáo không có 1 hệ số n nguyên âm , bán âm nào dùng chung cho việc tính toán khoét sáo. Việc tính L(mm) từ lỗ này lên lỗ kia theo nguyên âm bán âm giờ đây không còn đúng nữa rồi. Bao năm nay không nhận ra điều này làm bó chặt tư duy của cha ông chúng ta. - Chúng ta tự quản lý lấy được sự biến thiên của 19 thời điểm của cái cây trúc bạn đang cất trong tủ mà chưa có ON/OFF các lỗ cả. - Bước 1 này là cơ sở cho tính toán các thông số khác tiếp theo. Công thức xác định hệ số n : n(i) = FTồ/F(i) n(i): Hệ số biến thiên tần số tại thời điểm thứ i FTồ: Tần số gốc của cái ống sáo /: Phép chia F(i): Tần số thổi ra tại thời điểm thứ i (i): Biến thiên từ 1(C5) đến 19(G7) @All: Các bạn tính hệ số n xong thông tin lên cho mình, mình rảnh sẽ hướng dẫn bước tiếp nhé. Ftồ và 19 ông bạn tần số kia là cùng 1 chuẩn 4xxHz nhé mọi người. Bước 1 nắm được: Chúng ta có 19 hệ số biến thiên trên cây sáo ngang 6 lỗ bấm tông X bất kỳ từ FTồ bất kỳ. Mọi người nên nhìn nhận và trao đổi sao cho hòa đồng vui vẻ. RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - HOAVũ - 04-11-2013 Tớ làm như zầy: ống trúc chưa đục kêu đc tồ rồi đục 7 lỗ nữa kêu ra c,d,e,f...b. Chuẩn đét theo giá trị Hz tương ứng các nốt với chuẩn A = 440Hz. Vậy là bát độ 1 mĩ mãn. Nhưng lên đến bát 2 nó lại bị hụt thấp hơn cái Hz tương ứng và đến bát 3 lại cao vút quá mức cái Hz phải có. Vậy làm thế nào để cứu vãn tình hình? Và vì sao lại thế? Tại vì sao lại thế? Sao ko giống Hùng mà lại giống Lee. Quả thật muốn theo úng hộ nghiên cứu mà thấy oải quá. Bác H nên làm thực tế vài cây sẽ thấy ra vấn đề và căn cứ vào đó để nghiền ngẫm hướng đi để giải quyết nó. Bù trừ thêm bớt cắt gọt => sẽ ra cái công thức tương đối để bác tút lại thành hoàn thiện. RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - BaGaiLeeLỳ - 04-23-2013 Có cái link của bên Damsan cũ về "Cấu tạo lòng trong của ống sáo" mà em cứ lôi ra xem hoài vì nó còn có nhiều điều hay quá, chợt sực nhớ có thể nhiều khi bác Hùng và nhiều anh em khác chưa ngâm cứu nên đưa lên cho mọi người vào xem lại : http://1x.damsan.net/forums/t/5446.aspx?PageIndex=1 RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - trong2414 - 04-23-2013 Mấy a ơi,e ko có đk mua tiêu vì đắt qá,nhà ko đủ tiền,tính làm cây tiêu đô,hệ 6-1-1 bằng ốg nhựa màk ko pik côg thức,ai chỉ em với RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - lehuuhung - 05-10-2013 Mình thấy anh em chúng ta hoang tưởng quá. Đó là mình nói rất thật. 1. Nhạc cụ gì thì cũng là sự biến thiên tần số (Hz) theo quy luật âm nhạc. Đó là cơ sở đầu tiên, tai chúng ta không nghe được thì chúng ta sử dụng tỉ tần. Bạn lấy Trầm bạn chia cho Cao trong 1 quãng âm nhạc là ra hệ số của quãng ấy. Cái đó làm cơ sở cho việc chế tác nhạc cụ. Đối với Tiêu Sáo Khèn Kèn... thì mình biến thiên V theo biến thiên F (Hz), khoá chặt các thời điểm lại rồi mới tính gì thì tính. Như thế ta đã thấy cây sáo ngang 6 lỗ thì : Sự biến thiên của V(mm3) trên các cây sáo Fa4, Son4, La4, Sib4, Si4, Đô5, Rê5, Mi5..v..v...hoàn toàn giống nhau về MIN MAX, mặc dù giá trị tần số và giá trị thể tích khác nhau. Cho dù bạn đục ra 1000 lỗ (nghìn lỗ) cũng vậy thôi. Sự biến thiên này là bất biến. Mình đâu có tính lúc chúng đang biến thiên ( ví dụ đang thổi Rề , bạn thổi Fa) mà mình tính lúc chúng đang kêu ra Rề hoặc kêu ra Fa. Đối với nhạc cụ bộ dây thì mình tính biến thiên L (mm) theo biến thiên F (Hz) 2. Vấn đề các bạn tính bước sóng, áp suất, bó sóng dừng rồi các thông tin vật lý v..v....trên cây trúc: Mình thấy các bạn tính toán rất công phu khoa học mà mất công quá mà áp dụng không nổi trên cây trúc bất kỳ lòng ống bất kỳ, dài ngắn bất kỳ. Nếu các nghệ nhân Damsan (KTS Chuyên, Lê Hồng Sơn) tính toán ra được Áp suất, bước sóng..v...v... thì cũng là niềm vui cho Việt Nam ta. Còn chỉ nói về đặc tính thì thôi. Mình cần sự làm việc cụ thể tỉ mỉ đến giá trị con số ( 12345) chứ không cần các bạn nêu vấn đề Cá Mập sống ở Đại Dương hoặc đại loại chân lý như thế. Mình tính theo con đường khác. Các thông số mà ai hiểu tiếng Việt cũng tính được rất cụ thể và tổng quát được. (F(Hz), V(mm3), L(mm), S(mm2)). Ra 2.000.000 cách (hai triệu cách). Không bao giờ mình tính ra cái lỗ, số lỗ ON, khoảng cách các lỗ...v..v...trước. Điều đó là vô lý khi áp dụng trên các cây trúc khác nhau. Cái gì chỉ đạo cái gì ? Cái biến thiên tần số chỉ đạo cái ON/OFF hay ngược lại : Cái ON / OFF chỉ đạo cái tần số ta cần ????? Ông Giám đốc chỉ đạo ông Trưởng phòng hay ngược lại ?????? Anh em ta làm ngược cho nên mới khổ thế này. Bây giờ mình thử 1 ví dụ nhỏ : Chúng ta tập trung 2 triệu người tại công viên Tao Đàn, đem theo 2 triệu cây sáo Đô (C5). Chúng ta test 2 tần số 1. Chúng ta thổi 1 tần số bất kỳ 1 trong 19 tần số của cây Đô năm. Ví dụ thổi làn hơi số 3, ra tần số ở âm vực 3 là Mi 7. Tất cả 2 triệu người đều nghe thấy giống nhau. Là tần số Mi 7. Bằng constand. 2. Chúng ta bịt hết các lỗ lại, chỉ để duy nhất lỗ cuối ống sáo, chúng ta cùng thổi ra tần số Tồ. Tất cả 2 triệu người đều nghe thấy khác nhau. Là tần số Tồ. Tồ là ngẫu nhiên và thấp hơn Mi 7. Vậy thì đương nhiên quãng Tồ đến Mi7 của 2 triệu người là khác nhau, nhưng Mi 7 là bất biến. 3. Vấn đề lòng ống và thông tin ban đầu của cây trúc: Thật sự tôi thấy mọi người nghiên cứu rất kỹ lưỡng mà không ai đưa bật ra được 1 cái gì cụ thể cả. Nếu vì lý do cây trúc khác nhau về hiện trạng của chúng mà Việt Nam ta không có Phương pháp tính toán làm sáo thì không phải. Mình không đề cập đến việc khoét nhép nữa, cái đó để sản xuất kinh doanh, đem ra bàn thảo phương pháp tính toán làm sáo mình thấy không ổn. Mình thì có cách làm việc khác. 1. Mình không khảo sát cây trúc khi chúng đang mọc trong rừng. 2. Mình không khảo sát cây trúc khi chặt chúng về đem phơi. 3. Mình không khảo sát cây trúc khi gia công lòng ống, uốn nắn, đặt nút chặn, khoét lỗ thổi..v...v.... 4. Mình chỉ quan tâm đến khi thổi ra tần số mang tính nhạc rồi, ghi chép lại Ls, Ss, Vs, FTồ, đút cây trúc vào tủ. Các bạn thử suy ngẫm 2 thời điểm: Thời điểm 1: Thời điểm cây trúc đang ở trong tủ. Thời điểm 2: Thời điểm hoàn thành cây sáo đem đi bán Chúng khác nhau ở đặc điểm gì? - Tần số: Tồ biến thành 19 Te (Hz) - Hình thức: Bị đục thủng. Các thông số khác: Nút chặn, dày mỏng, tròn méo, đầu voi đuôi chuột, cong thẳng,...v... nó có khác đâu ? Nó ở đâu thế nào thì nó vẫn nằm im như thế. Chúng ta đâu phải nhà ảo thuật ?????? hoặc đạo diễn phim hoạt hình ?????? Điểm khác duy nhất là cây trúc bị mất đi 1 ít bột trúc ( phoi của mũi khoan). Nếu gom phoi trúc chúng ta khoan ra thì chỉ có to cỡ chừng vê thuốc lào, hút 1 mồi là xong. Tôi thấy các bạn suy nghĩ thật kỳ lạ. Khi chúng ta đã lên dây được đàn Cò, đàn Violin, đàn Guitar, đàn các loại rồi, kêu ra 1 tần số rồi, phô với Hiến pháp cũng được, nhưng mà sao phải đi khảo sát sợi dây đó gỉ sét, cong vênh chỗ nào nữa ? Nó là tần số gốc của sợi dây đó rồi thì khảo sát sợi dây làm chi cho mất công. Sao chúng ta không tự hỏi và trả lời : Tại vì nó như thế nên nó mới kêu Tồ như thế thì 2 triệu cây khác nhau cũng kêu Tồ khác nhau mà Te thì bất biến. @All: Những sự trao đổi của mình với các Nghệ nhân , anh em nào quan tâm thì đọc, còn không nên đọc cho đau đầu. Tính toán làm sáo thì mình đăng lên chỉ có mấy thông số để anh em dễ tính, ai cũng tính được: Ls, Ss, Vs, Ftồ. Mình lấy chính kết quả của sản phẩm để tính ra sản phẩm. Chứ lao vào tính toán đục lỗ ngay trên Ls là mình sẽ không giải thích. Vì không có lỗ nào là Đồ Rê Mi.... gì cả. Với những bài viết mình sẽ ghi rõ Tính toán làm sáo theo phương pháp Chó - Gà - Voi (dd/mm/yy) cho các bạn. Bây giờ mới duy nhất là Phép Chia để lấy hệ số n (Bước 1 ngày 11 / 4 / 2003 ). Ngay phép chia này các bạn đã xác định được ngay hệ số biến thiên tần số từng thời điểm OK rồi. Là chúng ta bắt Rắn tóm trúng đầu 19 con rắn rồi. Tất cả các thông số khác đều phải tuân thủ biến thiên F này. Mình không đuổi theo các sự việc khác để tính ra biến thiên F. Đây là cơ sở pháp lý để xác định quyền thừa kế tài sản của tần số Tồ cho 19 tần số Te để chúng ta cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chúng công bằng đúng luật đất đai, khỏi khiếu kiện tố cáo tranh chấp.... Thật sự để ra 1 phương pháp mới mình cũng phải làm đi làm lại, tính toán các thông số, mọi người hiểu thế là tốt cho mình rồi. Mình cần 03 bạn thành viên Damsan (ở các tỉnh khác nhau, không quen biết với nhau càng tốt) tính bước 1. Các bạn chỉ cần thông tin đơn giản: - Tôi tính xong rồi. Và đăng 19 kết quả n lên. @Các Nghệ nhân Damsan: (Sơn, Chuyên..v...v...): Mình có 1 đề nghị nhỏ: Chúng ta trao đổi Phương pháp tính toán làm sáo là tính toán từ Trúc ===> Sáo. Do đó những bài viết khẳng định Cá Mập luôn sống ở Đại Dương thì cũng nên viết ít. Vì những điều này các bạn đã nói suốt 5 năm nay rồi. Mình hoàn toàn đồng ý với các bạn : Cá Mập luôn sống ở Đại Dương chứ không sống ở trên Sa Mạc. Tất cả những điều các bạn nói về Áp suất, bước sóng, vật lý âm thanh..v..v....là đúng lắm, mình rất đồng ý với các bạn. Nhưng phải có kết quả tính toán cụ thể trên cái ống cụ thể, ống khác nhau. Các Nghệ nhân phản biện là ý mình muốn nói sự tính toán đúng hay sai. Chứ thật sự mình thấy không 1 phép Nhân, 1 phép Chia, một phép Cộng, một phép Trừ...v..v....cụ thể. Mình cũng cần có sự cụ thể để anh em so sánh kết quả. Chứ nói lại nói qua mãi rồi. Bài viết sau các bạn đừng viết Cá Mập sống ở Đại Dương nữa. Nói Xã hội Nhân văn mãi rồi mình chỉ đọc cho vui thư giãn thôi. Chẳng bao giờ mình biết nổi khùng lên với Sơn, Chuyên. Mình giải bài này theo Chó - Gà - Voi, vậy các bạn Nghệ nhân giải theo phương pháp Vật lý âm thanh thì cũng nên đăng sự tính toán lên. Chúng ta so sánh kết quả với nhau, vừa thân thiện vừa vui vẻ, 2 triệu người yêu Tiêu Sáo Khèn Kèn đều hiểu. Ví dụ: Con số 15 là một kết quả đúng. Mình tính: 9 + 6 = 15. Các bạn gạt đi: Không được bạn Hùng phải tính là 19 - 4 = 15 mới đúng. Cảm ơn các bạn. |