Phương pháp tính toán làm sáo . - Bản rút gọn
Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam
Phương pháp tính toán làm sáo . - Bản rút gọn

+- Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam (http://damsan.net)
+-- Diễn đàn: Mua Bán & Sửa Chữa Nhạc Cụ (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=23)
+--- Diễn đàn: Chế tạo - Sửa chữa (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=25)
+--- Chủ đề: Phương pháp tính toán làm sáo . (/showthread.php?tid=846)

Số trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34


RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - lehuuhung - 03-30-2013

@vinhnguyen: Bạn thân ơi, mình tính toán theo hình học giải tích, trong tất cả các yếu tố vật lý mình bỏ qua hết bởi các lẽ lập luận hết sức đơn giản:
1. Có 1 cái ống (hình gì không biết) ta xác định được chiều dài Ls, đường kính ds, thổi ra tần số mang tính nhạc. Như vậy bản thân cái ống đó đã chứa đựng cái thông tin về âm vực của cái ống đó. Chúng ta không thể làm cho Tồ (Hz) trầm hơn Tồ (Hz) được, mà chỉ có thể cao hơn.
Tồ sẽ chết đi khi ta chọc ông ta 1 lỗ, to nhỏ lớn bé thì tuỳ nhưng sẽ có 1 tần số cao hơn tần số Tồ. Như vậy ông ta sẽ đóng vai trò là tên các nốt nhạc khi:

Âm vực 1: Thổi vận tốc bằng V1, Tồ sẽ bằng 7 tần số
V1 = ?mm/giây : Tôi không biết

Khi chúng ta thổi Đô5 thì Tồ = Đô5
Khi chúng ta thổi Rề5 thì Tồ = Rề5
Khi chúng ta thổi Mì5 thì Tồ = Mì5
Khi chúng ta thổi Fà5 thì Tồ = Fà5
....
Khi chúng ta thổi Sì5 thì Tồ = Sì5

Âm vực 2: Vận tốc V2 = V1 x 2
như trên ta có Tồ lần lượt bằng 7 tần số: C6 - D6 - E6 - F6 - G6 - A6 - B6

Âm vực 3:
Vận tốc V3 = V1 x 4
như trên ta có Tồ lần lượt bằng: C7 - D7 - E7 - F7 - G7

2. Chúng ta khảo sát 2 triệu cây sáo Đô bất kỳ đều có đặc điểm riêng, đặc điểm chung:

Đặc điểm riêng: (khác nhau)
- ds: lớn, nhỏ, tròn, méo, elip, đầu voi đuôi chuột...
- Ls: dài, ngắn
- Lỗ: tròn, elip, trái tim....
- Thế bấm: Thầy Lê Thái Sơn, Nghệ nhân Hà Văn Luyện, sáo Dizi tông C...
- Thành ống: dày, mỏng
- Khoảng cách 6 lỗ bấm: xa, gần
- Số lỗ định âm: nhiều ít, lớn, nhỏ....

Đặc điểm chung: (Giống nhau). Đây mới là điều kiện bắt buộc để anh em ta làm cơ sở khoét sáo:

1. Tất cả các Tồ của 2 triệu cây sáo Đô5 đều khác nhau, nhưng tần số từ Đô5 đến Son7 trên toàn thế giới này giống nhau, sự chênh lệch giữa chúng giống nhau theo cùng 1 chuẩn A =4xxHz.
Chúng ta lấy tần số Tồ chia cho 19 tần số của 3 âm vực sẽ có hệ số n là hệ số biến thiên tần số của cái ống bất kỳ ấy
Kết luận: Không có bất kỳ hệ số nào áp dụng chung để tính toán theo L(cm) cả, vì không có lỗ Đô5, lỗ Rê5, Lỗ tần số thứ i......vì Tồ thì khác nhau mà Đồ thì bất biến.

2. 19 cái ống mang tên nốt nhạc được đút trong lòng cái ống Tồ. Với:
Âm vực 1: Vống(mm3) = Vsáo (mm3)
Như vậy Lcơ sở của tần số thứ i = Vsáo(mm3)/Tổng S ON lúc đó.
Ví dụ: Cây sáo Đô5, định âm bằng 1 lỗ. Ftồ = 427Hz
Cái cây sáo của ta khi thổi Đồ5 nó sẽ có hình dạng là:
V c5(mm3): Thể tích bằng thể tích ống sáo Vs là Vc5 = Vs
Trong đó : Vc5 = Lcs x Tổng S ON.
Suy ra Lcs: Chiều dài cơ sở = Thể tích ống sáo (Vs) chúng ta chia cho tổng tiết diện ON ra. Lúc này chúng ta đang ON là 2 lỗ . (01 lỗ định âm và 01 lỗ tiết diện ống sáo = 2 lỗ).

3. Chúng ta lấy Ftồ chia cho C5 chúng ta có n =0,xxxxxxxxx
4. Chúng ta nhân L cơ sở với cái n này thì ra cái mép lỗ định âm tính từ mép nút chặn lại
5. Chúng ta cộng Lmép với bán kính lỗ khoét để ra cái Ltâm.

Trong tất cả các thông số nêu trên chúng ta đã biết cái gì ?
- Chiều dài ống (Ls)
- đường kính ống (ds)===>Ss(mm2)===> Vs = Ls (mm)x Ss(mm2)
- Tần số Tồ (Hz)
- 19 tần số từ C5 đến G7 (giá trị của chúng là bao nhiêu Hz chúng ta tra bảng)
- Thế bấm ON/OFF (Lê Thái Sơn, Hà Văn Luyện, Dizi China..v..v...).
(Xin đặc biệt lưu ý là :
OFF : là ngón tay ta bịt, là thời điểm đó cây trúc chưa bị thủng ở chỗ tay ta OFF)

Cách nhìn của Thợ mộc khác với cách nhìn của Nghệ sĩ là:
Thời điểm nghe tần số thứ i là tổng thể cây trúc bị thủng ra bao nhiêu lỗ với S ON là ?mm2 chứ không tính số lỗ lần lượt là Đồ Rê Mi Fa....
Âm vực 2: Vs tăng lên gấp 2
Âm vực 3: Vs tăng lên gấp 4
Chúng ta làm theo đặc điểm chung, chứ không làm theo đặc điểm riêng.

Tôi đang biến cái ống hình tròn thành hình vuông để bỏ qua cái ông bạn tích phân chết tiệt kia. Tôi đập bẹp cái ống từ hình trụ thành hình hộp chữ nhật để tính Slỗ phẳng , chứ tính cái Scong kia mệt quá.
Tính diện tích hình vuông nội tiếp tiết diện ống sáo rồi lấy tiết diện ống sáo trừ đi tiết diện hình vuông rồi lấy thể tích ống sáo chia cho phần tiết diện chênh lệch này ra Lsáo kéo dài (tiết diêns giảm, Ls tăng) rồi tính lỗ trên hình này rồi mới lấy L hình trụ chia L hình hộp chữ nhật ra hệ số kéo dài ống, và nhân ngược trở lại để định vị trên hình trụ.










RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - vinhnguyen - 04-02-2013

Vài năm trước tôi cũng có ý nghĩ là mình sẽ phải tìm ra công thức làm sáo, tiêu và thử làm theo cách mà sách vở dạy theo tài liệu của Tô Vũ. .
dựa trên nền tản Bernoulli. nhưng rồi cũng không thể chính xác được, tôi tự hỏi tại sao? và câu trả lời của tôi là muốn dựa theo ông Bernoulli thì lỗ bấm phải to đùng gần hoăc bằng đường kính ống đễ khỏi phải chịu ảnh hưởng hệ số " Trộm" của lỗ đứng trước (theo ý kiến của anh Hùng) giống như flute và tôi cũng không thể nào làm được theo lý tưỡng của anh Hùng là "Âm vực 1: Thổi vận tốc bằng V1, Tồ sẽ bằng 7 tần số
V1 = ?mm/giây : Tôi không biết

Khi chúng ta thổi Đô5 thì Tồ = Đô5
Khi chúng ta thổi Rề5 thì Tồ = Rề5
Khi chúng ta thổi Mì5 thì Tồ = Mì5
Khi chúng ta thổi Fà5 thì Tồ = Fà5
....
Khi chúng ta thổi Sì5 thì Tồ = Sì5

Âm vực 2: Vận tốc V2 = V1 x 2
như trên ta có Tồ lần lượt bằng 7 tần số: C6 - D6 - E6 - F6 - G6 - A6 - B6

Âm vực 3:
Vận tốc V3 = V1 x 4
như trên ta có Tồ lần lượt bằng: C7 - D7 - E7 - F7 - G7"
thực tế các lỗ gần lỗ thôi như B, A, G hàng 1 và hàng 2 lệt tè le, và đó là thực tế ai cũng biết. vậy công thức có thể tính được điều này không?
bỡi thế mà tôi dẹp công thức và tìm phương án khác, rồi tôi cũng tìm được con dao thái lan đễ cắt cổ gà thay vì phải dùng dao phay hay mã tấu. đễ được âm thanh ra đẹp thì tôi không dám nói chứ làm đúng cao độ cho hàng 1 hoặc hàng 2 thì thật là đơn giãn


RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - lehuuhung - 04-03-2013


Kể từ sau bài viết này, tôi sẽ đăng lên những thuật toán. Các bạn chú ý theo dõi ghi chép copy lại làm cẩm nang cho nhiều việc ( hát, đàn, sáng tác, chế tạo...)
Trong việc chế tạo Tiêu , Sáo, Khèn, Kèn, Huyên, Flute, Sacxophon, ..v...v....nói chung là nhạc cụ bộ khí đều có nguyên tắc tính toán khi chế tạo.

Tôi - Lê Hữu Hùng không chấp nhận việc khoét nhép hiện nay tại Việt Nam. Lại càng không chấp nhận sự làm việc tính toán phương pháp làm sáo mà không có cấu trúc MIN MAX của cái nhạc cụ ấy.

Danh chính ngôn thuận là: Phương pháp tính toán ra chúng, chớ đã có gì để khoét đâu, tần số kêu ra đâu, đã có dụng cụ dao mổ, giấy nhám, máy khoan..v..v..gì đâu ???????? Chỉ có chúng ta với cái ống biết kêu chớ. Đã kêu ra Đồ Rê Mi gì đâu mà E - Tuner hoạt động cái kim ??????

Nhép: Làm nhái lại, bắt chước lại, một cái gì làm mẫu đã sẵn có.
Ví dụ:
Ca nhép (hát nhép): Là ca sĩ đứng trên sân khấu, tay cầm micro, miệng mấp máy, còn khán giả thì lắng nghe thưởng thức cái Ampli đang hát và tấm tắc khen:" Ca sĩ này hát tuyệt vời".

Đàn nhép: Là Nghệ sĩ ngồi cầm đàn, bấm ngăn phím vô cùng điêu luyện như thật, còn khán giả thì lắng nghe thưởng thức cái Ampli đang đàn và tấm tắc khen:" Nghệ sĩ đàn hay quá".

Cơm nhép: Trong nhà hàng thì cơm được nấu trong nồi cơm điện, nhồi nhét vào ống giang, ống tre..v..rồi đem lên lò than hồng nướng cháy, còn thực khách thì thưởng thức bữa cơm lam tuyệt vời từ nồi cơm điện và tấm tắc khen:" Nhà hàng này cơm lam ngon thật tuyệt vời".

Khoét Sáo, Tiêu nhép: Là co giãn từ 1 cây Tiêu X, hoặc cây sáo X để làm ra nhiều cây khác mà chưa chế tạo được từ 1 cái ống kêu thế này thành kêu thế kia theo quãng trong âm nhạc, còn khán giả thì lắng nghe thưởng thức và tấm tắc khen:" Nghệ nhân E - Tuner khoét Tiêu Sáo thật tuyệt vời". Chứ khán giả lại không thẩm định đôi bàn tay vàng của Nghệ nhân.

Không thể càng có nhiều người đi trên con đường Sai mà gọi con đường đó trở thành con đường Đúng được, càng nhiều người đi lại càng không thể.

Âm Nhạc có lý lẽ riêng của nó, giống như Tình Yêu vậy. Trong Tình Yêu thì Ông Vua cũng có tình yêu và cảm xúc giống Ông lão ăn mày.
Trong Âm Nhạc thì bình đẳng ai cũng như ai, Giáo sư, Tiến sĩ, Sinh viên, Nghệ nhân, ca sĩ, nhạc sĩ, người đại gia, người nghèo khó, người có địa vị xã hội, người thất nghiệp...v..v...

Tôi đăng lên đây file tài liệu về Hiến pháp này để chúng ta áp dụng.
Xin nhắc lại: Tôi không chấp nhận cách làm việc của chúng ta hiện nay.
Bạn đi đến quốc gia nào, sống và làm việc ở đâu đó bạn phải tuân thủ Hiến pháp của quốc gia đó.
Bạn bước vào căn nhà Đồ Rê Mi thì điều đầu tiên bạn phải tuân thủ Hiến pháp của Âm nhạc.
Gửi các bạn File tài liệu này và một lời nguyền của Lê Hữu Hùng:

Khi nào Âm nhạc (Đồ Rê Mi...) còn tồn tại trên Hành tinh này thì bản Hiến pháp này còn hiệu lực với nghìn năm sau khi Lê Hữu Hùng đã chết đi lâu rồi.

File tài liệu : Hiến pháp về cao độ âm nhạc. Tất cả nhạc cụ, phần mềm soạn nhạc, máy đo tần số, bản nhạc, nhạc lý (chuyển tông dịch giọng, hợp âm, đối âm, ...) đều nằm trong file này cả. Các bạn dowload file này về cho chúng ta dễ nói chuyện, dễ trao đổi.
http://www.mediafire.com/?svnjfvna7w3m4wj

Xin ý kiến của Nghệ nhân Lê Hồng Sơn thẩm định nội dung bài viết này và đặc biệt là thẩm định về nội dung của bản Hiến pháp.



RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - cuonglong - 04-03-2013

là sao ta??? em thấy càng ngày vấn đề sáo lao càng nặng mùi quân sự!!! không nên làm thế này! âm nhạc cần phải có mùi tự nhiên! ai có khả năng thì cứ xài! không có cái tai nào chuẩn tới mức,,, đâu các bác. cũng như không có cái ống trúc nào giống ống trúc nào... chỉ còn lại là thuyết tương đối cho sáo trúc. mà em thấy bác lehuuhung hoi lang phi tai năng cuả mình quá!!! mở một công ty sản xuất flute hay kèn j đó làm giàu cho bản thân có phải hay hơn không? ai có tải thì cứ xài. đây là một lĩnh vực nghệ thuật nên có muốn bá chủ cũng chẳng để làm j!!!!



RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - lehuuhung - 04-04-2013

@All: Tôi định hướng cho anh em xác định tần số trước khi khoét là tôi đã có cái âm mưu của tôi, có cái thâm ý của tôi. Mà tôi lập bảng tra sẵn tần số là tôi cũng đã có cái âm mưu của tôi, có cái thâm ý của tôi rồi, anh em cứ yên tâm. Bắt các thông số khác (L(mm), S(mm2), V(mm3), ON/OFF...phải tuân thủ theo F(Hz) chớ không khoét nhép.

Nên chăng mọi sự nói qua, nói lại, rồi lại nói lại , nói qua ...chỉ dài ra chớ hổng có tính được gì đâu. Anh em cứ trình bày quan điểm thoải mái vui vẻ nha.
Chỉ mong có được sự phản biện bằng Khoa học Tự nhiên (tính toán cụ thể bằng chữ cái hoặc bằng con số).

Ví dụ:
- Tôi tính ra : 4 x 7 = 26
Bạn nói:
- Sai rồi ông bạn Hùng gàn dở ơi, cậu phải tính là : 4 x 7 = 28 mới đúng. Điều phản biện đó vô cùng đáng quý.
Tính toán mình ên nên không sao tránh khỏi những nhầm lẫn nhỏ khi lắp ráp số liệu. Vậy 2 cái đầu sẽ hơn 1 cái đầu.
Tôi thấy một điều rất lạ là Phương pháp tính toán làm sáo mà anh em ta toàn phản biện nhau bằng Khoa học Xã hội và Nhân văn. ???
Mọi sự phản biện tôi xin ghi nhận trân trọng, chớ hổng có chi giận dỗi cho mệt người, anh em cứ phản biện và trao đổi thoải mái mới vui được.
Còn sự phản biện Khoa học Xã hội và Nhân văn (nói qua, nói lại, ví von, dẫn chứng, so sánh...) của các bạn thì tớ đọc cho thư giãn cho vui thôi.

Về bản Hiến pháp ở trên đây:
Ô G23: Là mình đặt giá trị tần số gốc. Hiện mình đang để là La 4 (A4) = 440 Hz, các bạn có thể thay thành giá trị khác 440
Với bản Hiến pháp này chúng ta dễ dàng nhận ra tên nốt nhạc, giá trị Hz của chúng.
Ví dụ: Sáo ngang 6 lỗ tông Đô.
Ta viết: C5
Ta đọc là Đô năm
Ta gióng từ hàng có chữ C (hàng 14) ra cột H thì tại ô H14 mình tính giá trị của Đô năm là 523,25113060119700Hz.
V..v...Tiêu Đô 4, Rê 4, v..v....Sáo Son4, Si giáng 4..v..v...chúng ta cũng tính được giá trị tông, giá trị của tất cả các tần số MIN MAX của cây sáo ấy khi ON/OFF.
Ví dụ: Sáo ngang 6 lỗ tông Đô theo chuẩn 440 kêu ra 19 tần số.
Từ C5 = 523,25113060119700Hz
đến G7 = 3135,96348785399000Hz

2 triệu cây sáo đều kêu như thế cả.

@Lê Hồng Sơn: Sơn xem qua bản Hiến Pháp mà Lê Hữu Hùng lập có gì sai lệch xin góp ý và cho ý kiến thẩm định nha. Điều này rất quan trọng trong Phương pháp tính toán làm sáo.




RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - BaGaiLeeLỳ - 04-05-2013

(04-03-2013, 10:45 AM)lehuuhung Đã viết: Kể từ sau bài viết này, tôi sẽ đăng lên những thuật toán. Các bạn chú ý theo dõi ghi chép copy lại làm cẩm nang cho nhiều việc ( hát, đàn, sáng tác, chế tạo...)
Trong việc chế tạo Tiêu , Sáo, Khèn, Kèn, Huyên, Flute, Sacxophon, ..v...v....nói chung là nhạc cụ bộ khí đều có nguyên tắc tính toán khi chế tạo.

Tôi - Lê Hữu Hùng không chấp nhận việc khoét nhép hiện nay tại Việt Nam. Lại càng không chấp nhận sự làm việc tính toán phương pháp làm sáo mà không có cấu trúc MIN MAX của cái nhạc cụ ấy.

Danh chính ngôn thuận là: Phương pháp tính toán ra chúng, chớ đã có gì để khoét đâu, tần số kêu ra đâu, đã có dụng cụ dao mổ, giấy nhám, máy khoan..v..v..gì đâu ???????? Chỉ có chúng ta với cái ống biết kêu chớ. Đã kêu ra Đồ Rê Mi gì đâu mà E - Tuner hoạt động cái kim ??????

Nhép: Làm nhái lại, bắt chước lại, một cái gì làm mẫu đã sẵn có.
Ví dụ:
Ca nhép (hát nhép): Là ca sĩ đứng trên sân khấu, tay cầm micro, miệng mấp máy, còn khán giả thì lắng nghe thưởng thức cái Ampli đang hát và tấm tắc khen:" Ca sĩ này hát tuyệt vời".

Đàn nhép: Là Nghệ sĩ ngồi cầm đàn, bấm ngăn phím vô cùng điêu luyện như thật, còn khán giả thì lắng nghe thưởng thức cái Ampli đang đàn và tấm tắc khen:" Nghệ sĩ đàn hay quá".

Cơm nhép: Trong nhà hàng thì cơm được nấu trong nồi cơm điện, nhồi nhét vào ống giang, ống tre..v..rồi đem lên lò than hồng nướng cháy, còn thực khách thì thưởng thức bữa cơm lam tuyệt vời từ nồi cơm điện và tấm tắc khen:" Nhà hàng này cơm lam ngon thật tuyệt vời".

Khoét Sáo, Tiêu nhép: Là co giãn từ 1 cây Tiêu X, hoặc cây sáo X để làm ra nhiều cây khác mà chưa chế tạo được từ 1 cái ống kêu thế này thành kêu thế kia theo quãng trong âm nhạc, còn khán giả thì lắng nghe thưởng thức và tấm tắc khen:" Nghệ nhân E - Tuner khoét Tiêu Sáo thật tuyệt vời". Chứ khán giả lại không thẩm định đôi bàn tay vàng của Nghệ nhân.

Không thể càng có nhiều người đi trên con đường Sai mà gọi con đường đó trở thành con đường Đúng được, càng nhiều người đi lại càng không thể.

Âm Nhạc có lý lẽ riêng của nó, giống như Tình Yêu vậy. Trong Tình Yêu thì Ông Vua cũng có tình yêu và cảm xúc giống Ông lão ăn mày.
Trong Âm Nhạc thì bình đẳng ai cũng như ai, Giáo sư, Tiến sĩ, Sinh viên, Nghệ nhân, ca sĩ, nhạc sĩ, người đại gia, người nghèo khó, người có địa vị xã hội, người thất nghiệp...v..v...

Tôi đăng lên đây file tài liệu về Hiến pháp này để chúng ta áp dụng.
Xin nhắc lại: Tôi không chấp nhận cách làm việc của chúng ta hiện nay.
Bạn đi đến quốc gia nào, sống và làm việc ở đâu đó bạn phải tuân thủ Hiến pháp của quốc gia đó.
Bạn bước vào căn nhà Đồ Rê Mi thì điều đầu tiên bạn phải tuân thủ Hiến pháp của Âm nhạc.
Gửi các bạn File tài liệu này và một lời nguyền của Lê Hữu Hùng:

Khi nào Âm nhạc (Đồ Rê Mi...) còn tồn tại trên Hành tinh này thì bản Hiến pháp này còn hiệu lực với nghìn năm sau khi Lê Hữu Hùng đã chết đi lâu rồi.

File tài liệu : Hiến pháp về cao độ âm nhạc. Tất cả nhạc cụ, phần mềm soạn nhạc, máy đo tần số, bản nhạc, nhạc lý (chuyển tông dịch giọng, hợp âm, đối âm, ...) đều nằm trong file này cả. Các bạn dowload file này về cho chúng ta dễ nói chuyện, dễ trao đổi.
http://www.mediafire.com/?svnjfvna7w3m4wj

Xin ý kiến của Nghệ nhân Lê Hồng Sơn thẩm định nội dung bài viết này và đặc biệt là thẩm định về nội dung của bản Hiến pháp.




Gửi anh Hùng, em thấy sự hoang tưởng của anh nó cao độ quá, có lẽ đây là bài cuối cùng của em trong topic này của anh :

- thông qua cái bản hiến pháp và những ý tưởng của anh, em càng khẳng định chắc chắn rằng anh chẳng hoặc là chưa chế tạo được cây sáo trúc nào cho ra hồn cả, có chăng là vài ba cái ống nước !!! Vì 1 khi anh đã bắt tay vào làm ra 1 cây sáo trúc thực thụ anh sẽ chẳng ngồi viết lan man vậy đâu.

- Cái file excel của anh thì trên mạng nó thiếu gì, đó chỉ là quy định cao độ của các nốt theo chuẩn của phương tây thôi chứ có gì ghê gớm mà gọi là hiến pháp đây anh, thế quy định cao độ của các nốt theo chuẩn ngũ cung, nhạc cổ của Việt Nam đâu, sao anh không đưa vào cho hiến pháp của anh nó bớt lai căng và hoành tránh thêm chút nhỉ ?

- Còn cái vụ nhép thì em thấy anh đang cố tình ngụy biện đánh tráo khái niệm rồi, mấy cái vụ hát nhép là cố tình lừa dối khán giả, còn việc việc khoét tiêu theo mẫu là 1 cách mô phỏng và rút kinh nghiệm nhanh nhất và nó qua 1 quá trình chỉnh sửa, thêm bớt rất nhiều mới cho ra được 1 sản phẩm mà đo lên tuner thì các nốt chính xác và người sử dụng cũng sẽ phải test rồi mới bỏ tiền ra mua sản phẩm ấy chứ có thằng điên nào làm cái chuyện ngồi lảm nhảm " Nghệ nhân E - Tuner khoét Tiêu Sáo thật tuyệt vời"

- Hơn nữa anh có biết vì sao cần phải khoét sáo dò dẫm vậy không? vì lòng ống của tre trúc nó không hoàn hảo như ống nước, nếu nó hoàn hảo như vậy thì người ta chế tác nó thành công nghiệp hóa như flute luôn rồi! Nếu anh đã thích hoang tưởng thì em cho anh 1 cái đề bài hoang đường thế này nè : Hãy lập 1 công thức tính toán chuẩn cho tất cả các ống trúc kể cả các bất thường trong lòng ống !!!!

- Ngoài ra cuộc sống nó chẳng phải giống như các tính toán của anh, có 1 người gặp em và nói rằng " chú ơi, tui mù chữ không biết đọc viết, tui chỉ có 1 ống trúc, 1 cái dùi và 1 con dao, chú dạy tui khoét sáo có được không" và em đã trả lời rằng "không biết gì thì càng dễ chỉ! " và chỉ tiếc là anh Hùng "biết" nhiều quá, muốn chỉ cũng ko được .


RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - cuonglong - 04-05-2013

anh honsolee boss. em cũng xin gác kiếm!!!



RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - lehuuhung - 04-06-2013

OK cám ơn các bạn. Cám ơn Lê Hồng Sơn đã tham gia phản biện Khoa học xã hội và Nhân văn rất sôi nổi, dữ dội, bốc lửa. Đọc thấy rất vui, tôi cứ tủm tỉm cười hoài.
Mong Lê Hồng Sơn nên dành thời gian qua lại topic cùng trao đổi học tập cho vui vẻ. Mong Lê Hồng Sơn phản biện bằng Khoa học Tự nhiên nhé.
Có nhiều con đường đi đến 1 kết quả, ngoài phương pháp khoét nhép ra còn nhiều phương pháp nữa, tuỳ mọi người áp dụng nhé. Có thể so sánh với nhau xem kết quả chúng ta tính toán ra sao, khi đó sẽ vui vẻ lắm.

Theo quan điểm của mình là: Phương pháp tính toán làm sáo là 19 tần số trên cây sáo Đô khi:
1. từ Đô5 Rê5 Mi5....đến Són7 chưa phát ra tần số.
2. ống chưa bị đục thủng các lỗ bấm và các lỗ định âm
3. Lỗ chưa đục ra, máy đo tần số chưa nghe thấy tần số gì, con người cũng chưa nghe thấy tần số gì. Là chưa có vụ thi công (máy khoan, dao mổ, giấy nhám, máy đo tần số...)
Tính toán trong môi trường im lặng. Vì đã đục thủng ra đâu ??????
Theo mình hiểu là giống như:
- Bạn hãy Thiết kế căn nhà 4 tầng trên diện tích mặt bằng 4 x 13m
- Bạn hãy nêu Phương pháp chế biến món cá kèo nướng muối ớt
- Bạn hãy nêu Phương pháp tiện ren thuận phi 10 đỉnh 0.15, bước 1.3
Khi đó:
- Nhà chưa xây
- Cá kèo và gia vị chưa mua về, chưa nướng
- ống phi 10 chưa tiện.

Theo mình hiểu là phương pháp tính toán làm sáo là khi chúng ta tính toán thì tần số Đồ5 đến Són 7 khi chúng chưa kêu, ống chưa bị đục thủng ngoài lỗ thổi ra.
Có nghĩa là có cái ống chúng ta tính toán làm chúng kêu ra 19 tần số.
Thì có chúng ta và cái khối không khí, có ông La 4xx(Hz) , có ông Tồ(Hz).....
Mình giải bài toán này bằng Con Chó và Con Gà và Con Voi. Không khó đâu các bạn à.
Rất vui và thú vị khi đọc phản biện của Lê Hồng Sơn, cảm ơn các bạn.











RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - KTS_CHUYEN - 04-07-2013

Thấy công trình nghiên cứu của anh Hùng hoành tráng quá ! Qua một thời gian dài nghiên cứu anh Hùng Cho em hỏi những yếu tố nào ảnh hưởng đến cao độ của các nốt trên cây sáo ??? Và cứ xem như mỗi yếu tố ảnh hưởng là một biến số anh hay thiết lập phương trình , hệ phương thể hiện sự tương tác qua lại của nó .
Sẵn đây anh anh có công thức nào giúp em tính toán làm sao 3 quãng chuẩn ngay bon đừng có lệch quãng .
Với lại dạo này em làm sáo gửi qua miền bắc của nước Mỹ . Rõ ràng ở Sài Gòn em khoét nhép đo tuner theo nốt A chuẩn 445hz . Gửi qua miền bắc nước Mỹ nó còn chuẩn nốt la 435hz không cách nào hòa chung với dàn nhạc được . Vậy theo công thức của anh có cách nào khắc phục không ?


RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - vinhnguyen - 04-07-2013

(04-07-2013, 09:42 PM)KTS_CHUYEN Đã viết: Thấy công trình nghiên cứu của anh Hùng hoành tráng quá ! Qua một thời gian dài nghiên cứu anh Hùng Cho em hỏi những yếu tố nào ảnh hưởng đến cao độ của các nốt trên cây sáo ??? Và cứ xem như mỗi yếu tố ảnh hưởng là một biến số anh hay thiết lập phương trình , hệ phương thể hiện sự tương tác qua lại của nó .
Sẵn đây anh anh có công thức nào giúp em tính toán làm sao 3 quãng chuẩn ngay bon đừng có lệch quãng .
Với lại dạo này em làm sáo gửi qua miền bắc của nước Mỹ . Rõ ràng ở Sài Gòn em khoét nhép đo tuner theo nốt A chuẩn 445hz . Gửi qua miền bắc nước Mỹ nó còn chuẩn nốt la 435hz không cách nào hòa chung với dàn nhạc được . Vậy theo công thức của anh có cách nào khắc phục không ?
Theo anh nghĩ đó là áp suất mỗi nơi mỗi khác dẫn đến tốc độ âm thanh trong ống cũng khác mà đã khác thì kéo theo cao độ cũng khác cho từng lỗ bấm