Phương pháp tính toán làm sáo . - Bản rút gọn +- Đam San.net -Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam (http://damsan.net) +-- Diễn đàn: Mua Bán & Sửa Chữa Nhạc Cụ (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=23) +--- Diễn đàn: Chế tạo - Sửa chữa (http://damsan.net/forumdisplay.php?fid=25) +--- Chủ đề: Phương pháp tính toán làm sáo . (/showthread.php?tid=846) |
RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - vinhnguyen - 11-15-2012 Trên thực tế có những cách làm không cần công thức mà chỉ cần thực nghiệm rồi lập đồ thị, tôi ví du sau khi cắt ngắn dần dần cho những ống có các đừơng kính khác nhau đễ có cùng cao độ sao đó đưa dữ liệu vào đồ thị. đồ thị này có 2 trục tung, hoành trong đó 1 trục là đường kính hay diện tích căt ngan lỗ ống, trục còn lại là chiều dài ống. sau 1 vài dữ liệu đưa vào ta sẽ thấy đồ thị đó ở dạng hàm gì và lần sau chỉ cần có đường kính ống thì ta sẽ biết chiều dài ống để được note mà ta cần bằng cách chiếu theo đồ thị đã thưc nghiêm. với cách trên ta có thể lập luôn cho ảnh hưởng của đuờng kính lỗ bấm so với đường kính cắt ngan ông, v.v.v việc lập đồ thị trên sẽ giúp chung ta có cái nhìn tổng quan hơn về sự ảnh hưởng qua lại giữa đường kính lỗ ống, lỗ bấm, lỗ định âm phụ, khoảng cách vách chận v.v. qua trải nghiệm tôi thắy lỗ định âm phụ tham gia trực tiếp quá trình hình thành các note hàng 3 ở tiêu và sáo, hình dạng lòng trong của sáo quyết định trực tiếp đến độ lệch quảng ở hàng 1 và 2 , độ bóng lòng trong và độ cứng,khối lượng của vật liệu quyết đinh độ vang và âm sắc, và còn nhiều điều nữa liệu ta có thể lập được công thức hay phải bằng trải nghiệm. RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - HOAVũ - 11-15-2012 (11-15-2012, 03:13 PM)honsoLee Đã viết: Anh hoàn toàn không hiểu được những quá trình tạo ra bội âm, bát độ 3 ở sáo, thậm chí bát độ 4 ở tiêu, vì nó là cuộc chơi của áp suất khí, tạo ra các bó sóng dừng theo điều kiện, để tạo ra các hoạ âm.....Nhân tiện Lee có thể nói qua về bát độ 3 đc ko? 1/ Tần số cắt của 1 nốt nếu chia cho tần số nốt đó =,lớn hơn 2 hay 2,5 thì octa 3 sẽ lên dễ dàng. Bạn có tính theo cách đó ko? diện tích lỗ và khoảng cách trung bình các lỗ ảnh hưởng tới tần số cắt vì thế mà lỗ bạn khoét thường to hơn vì điều đó phải ko? Sáo tây lên đc octa 4 và hơn thế 1 phần vì lỗ to và khoảng cách giữa các lỗ đều và ổn định??? (ko đề cập đến vang và sáng cho âm) 2/ Sóng có tần số cao >2kHz hay sóng cao tần tập trung phía gần lỗ thổi nếu ta đục thêm lỗ c hay c# phía trên như sáo tây thì có khả năng lên la si octa 3 hay c octa 4 đc ko? tôi đã thử đục thêm c phía trên nốt si và bấm = ngón cái nhưng chỉ cải thiện đc đô- sol# octa 3 chơi nhẹ nhàng và âm mượt hơn chứ chưa lên đc la, si. 3/ Cái bội âm bạn nói nó là gì? bạn giải thích cho tôi đc chứ. (Tôi rất quan tâm đến nó) 4/ Quang phổ âm trên sáo trúc của ta khi bịt tất cả các nốt có thổi ra đc trên 5 âm ko? (vì tớ chỉ thổi đc có 5 âm khi bịt hết các lỗ trên cây F trầm của tớ F4,F5,C6,F6,A6) Tây nó đc 8 âm Tôi chỉ tìm hiểu 1 cách độc lập nên cũng ít có điều kiện để chứng thực điều mình biết có đúng ko? Đọc 1 núi ko = hỏi người đã biết 1 câu. Có 1 số thắc mắc mong đc bạn giải đạp. RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - BaGaiLeeLỳ - 11-15-2012 (11-15-2012, 10:32 PM)vinhnguyen Đã viết: qua trải nghiệm tôi thắy lỗ định âm phụ tham gia trực tiếp quá trình hình thành các note hàng 3 ở tiêu và sáo, hình dạng lòng trong của sáo quyết định trực tiếp đến độ lệch quảng ở hàng 1 và 2 , độ bóng lòng trong và độ cứng,khối lượng của vật liệu quyết đinh độ vang và âm sắc, và còn nhiều điều nữa liệu ta có thể lập được công thức hay phải bằng trải nghiệm. Và để dẹp bớt sự ảnh hưởng của lỗ định âm lên quãng 3 tụi phương tây có lẽ đã quyết định cắt cụt ngủn cây Flute luôn, lỗ định âm của flute cũng chính là đường kính phía đuôi ! RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - HOAVũ - 11-15-2012 (11-15-2012, 11:29 PM)honsoLee Đã viết:(11-15-2012, 10:32 PM)vinhnguyen Đã viết: qua trải nghiệm tôi thắy lỗ định âm phụ tham gia trực tiếp quá trình hình thành các note hàng 3 ở tiêu và sáo, hình dạng lòng trong của sáo quyết định trực tiếp đến độ lệch quảng ở hàng 1 và 2 , độ bóng lòng trong và độ cứng,khối lượng của vật liệu quyết đinh độ vang và âm sắc, và còn nhiều điều nữa liệu ta có thể lập được công thức hay phải bằng trải nghiệm. Cây C5 tôi cắt cụt thử thì bát độ 3 đc cải thiện rất tuyệt nhưng C bát độ 1 rất chi khó thổi và hay bị đứng hình vì đang cao trào thì tịt tiếng như thế là sao vậy ta? RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - vinhnguyen - 11-16-2012 (11-15-2012, 11:38 PM)HOAVũ Đã viết:(11-15-2012, 11:29 PM)honsoLee Đã viết:(11-15-2012, 10:32 PM)vinhnguyen Đã viết: qua trải nghiệm tôi thắy lỗ định âm phụ tham gia trực tiếp quá trình hình thành các note hàng 3 ở tiêu và sáo, hình dạng lòng trong của sáo quyết định trực tiếp đến độ lệch quảng ở hàng 1 và 2 , độ bóng lòng trong và độ cứng,khối lượng của vật liệu quyết đinh độ vang và âm sắc, và còn nhiều điều nữa liệu ta có thể lập được công thức hay phải bằng trải nghiệm. Theo tôi nghĩ bạn hãy quay lại câu hỏi muôn thuở là " liệu ống trúc này làm cây sáo tone gì là đẹp ta" câu trã lời của tôi là bạn cứ làm lỗ thổi đi rồi cắt ngắn từ từ cho đến khi bạn thổi note trầm nhất cảm thấy hơi ổn và note đó là note gì thì ta chọn tone cây sáo sẽ làm cao hơn nó 1/2 cung. bởi lẽ ngay từ note đâu tiên đã không thổi được thì khi hình thành xong cây sáo thì note đầu tiên cũng chẳn cải thiện hơn là bao nhiêu RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - BaGaiLeeLỳ - 11-16-2012 (11-15-2012, 11:38 PM)HOAVũ Đã viết:(11-15-2012, 11:29 PM)honsoLee Đã viết:(11-15-2012, 10:32 PM)vinhnguyen Đã viết: qua trải nghiệm tôi thắy lỗ định âm phụ tham gia trực tiếp quá trình hình thành các note hàng 3 ở tiêu và sáo, hình dạng lòng trong của sáo quyết định trực tiếp đến độ lệch quảng ở hàng 1 và 2 , độ bóng lòng trong và độ cứng,khối lượng của vật liệu quyết đinh độ vang và âm sắc, và còn nhiều điều nữa liệu ta có thể lập được công thức hay phải bằng trải nghiệm. Đấy cũng là nhược điểm chí tử của flute : nốt Đô trầm của Flute nghe rất chán, lúc đầu em nghĩ có lẽ do flute của em dỏm, nhưng sau có cơ hội kề miệng vào cây flute open hole của 1 bác bên nhạc viện tới 3000 usd thì thấy nốt đô cũng chán phèo như ai, thua xa các loại tiêu có phần đuôi dài ! Sự nghèo nàn của nốt đô trầm có thể giải thích ở việc hy sinh thiết kế cho việc đạt quãng 3 và 4 : Cắt cụt ngủn và đường kính lòng trong nhỏ lại. Những yếu tố này chỉ giúp các nốt cao dễ phát âm và gây thiệt hại cho các nốt trầm như Đô, Si . RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - HOAVũ - 11-16-2012 Ồ tôi đã tìm đc video của 1 bạn Rùa hay j đó nói về bội âm. Chắc tài liệu Tầu gọi là bội âm tương đương tiếng anh gọi quang phổ âm thanh. Về bát độ 3 max tới sol có cách nào lên hơn nữa k bạn nào có thể giải thíc hộ tôi tại sao k lên đc nữa? (xin đừng bảo tôi nhìn vào flute cổ điển và hiện đại) tôi muốn đc kế thừa sự thực nghiệm của các bạn nếu có thể RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - lehuuhung - 11-16-2012 @HOAVũ : Bạn thân mến! Có nhiều bội âm lắm. Tớ gửi tặng bạn quy luật của 5 bội âm cơ bản từ 1 nhạc cụ bất kỳ nhé. Có thể cho Tiêu, Sáo, Guitar đều được. Có 1 cây Tiêu tông X (Hz), hoặc Sáo tông X (Hz) hoặc dây Guitar buông tông X (Hz) hoặc cây Nhị dây buông tông X(Hz). Có phần mềm phân tích âm thành thì tốt, còn không thì làm bằng cách của tớ sau đây cũng được. Khi ON lỗ (trên Tiêu, Sáo) hoặc khi bấm tay nhẹ vào đàn Nhị, đàn Guitar tại: 1. Vị trí cao hơn X là 4 bán âm: n =0,39685026299205 Ta có âm bội là X / n (Hz) 2. Vị trí cao hơn X là 5 bán âm: n = 0,25 Ta có âm bội là X / n (Hz) 3. Vị trí cao hơn X là 7 bán âm : n = 0,333709963542509 Ta có âm bội là X / n (Hz) 4. Vị trí cao hơn X là 9 bán âm : n = 0,39685026299205 Ta có âm bội là X / n (Hz) (Giống trường hợp 1) 5. Vị trí cao hơn X là 12 bán âm : n = 0,25 Ta có âm bội là X / n (Hz) . (Giống trường hợp 2) Ví dụ X = La = 440Hz Ta có: 1. Vị trí cao hơn La là 4 bán âm là C# = 554,365262Hz ===> Bội âm = 1108,730524Hz 2. Vị trí cao hơn La là 5 bán âm là D = 587,3295358Hz ===> Bội âm = 1760Hz 3. Vị trí cao hơn La là 7 bán âm là E = 659,2551138Hz ===> Bội âm = 1318,510228Hz 4. Vị trí cao hơn La là 9 bán âm là F# = 739,9888454Hz ===> Bội âm = 1108,730524Hz ( Giống trường hợp số 1) 5. Vị trí cao hơn La là 12 bán âm là A = 880Hz ===> Bội âm =1760Hz (nghe tinh tai sẽ thấy). Suy luận ngược lại: So với tần số thật tại từng vị trí thì chúng ta có các hệ số lần lượt từ 1 đến 5 là: 0,5 0,3337099635425090 0,5 0,6674199270850170 0,5 Gửi tặng bạn HoaVŨ. Còn nhiều bội âm nữa. Bạn thay cái tông X thành tần số khác bạn cũng tìm ra các bội âm của chúng. Âm nhạc thật thú vị phải không bạn thân mến. RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - HOAVũ - 11-16-2012 Cảm ơn bạn Hữu Hùng. Có 1 số thắc mắc tớ vẫn chưa hiểu lắm nhưng cần phải có thời gian để ngấm đã. Tớ sẽ còn hỏi nhiều. Vd như n= ... Vì sao có số đó hay là bước 4 bán âm 5,7,9,12 tại sao k là bước khác. (Kiến thức nhạc lý tớ biết k nhiều) RE: Phương pháp tính toán làm sáo . - lehuuhung - 11-16-2012 Ui bạn thân ơi, tớ cũng như bạn thôi: Tìm hiểu về quãng thì bạn vào đây: http://forum.guitarpro.vn/showthread.php?t=1528 Hiểu về cây Tiêu của Lê Hồng Sơn và cách thổi của bạn Tấn Duy thì bạn vào đây: http://forum.guitarpro.vn/showthread.php?t=5173 http://guitar.vn/forum/threads/hoi-ve-am-boi.5439/ Bạn tính giùm tớ cái S cong nhé, tớ mắc mớ duy nhất cái ông S (mm2) này thôi. Làm sao để tính bằng tay được là tốt nhất. Quên nữa, đó chính là các vị trí đặc biệt trên cây đàn Bầu đó, vị trí chạm cườm tay chứ không phải vị trí que gảy đâu bạn ạ. |